TRƯƠNG DUY NHẤT – NGỰA QUEN ĐƯỜNG CŨ

Trương Duy Nhất đã từng có thời gian khoác lên mình chiếc áo nhà báo. Từ năm 1987 đến năm 1995, Trương Duy Nhất là phóng viên báo Công an của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ năm 1995 đến năm 2011, Trương Duy Nhất là phóng viên báo Đại Đoàn Kết. Một tiền đồ sáng ngời, một tương lai rộng mở nhưng chì vì bản tính bố đời, luôn cho mình là bố thiên hạ; mà cũng có thể do không khoái cái gò bó, hay vì số tiền kiếm được từ nghề báo chân chính không đủ trang trải nên Nhất đã lái sự nghiệp viết lách theo một ngã rẽ khác để được tự do làm báo theo ý mình.

Từ đây, Trương Duy Nhất đã tự đánh mất chính mình. Người đọc đã không còn thấy những bài viết sắc sảo, góc cạnh nữa mà thay vào đó là những bài viết mì ăn liền, rẻ tiền, ngôn từ kiểu cố đấm ăn xôi, mặc ai hiểu sao thì hiểu miễn có lợi cho mình. Từ năm 2009 đến ngày 25/5/2013, Trương Duy Nhất đã lập và đăng lên website cá nhân 1.000 bài viết của mình cùng một số bài viết, bình luận của tác giả khác. Nội dung các bài viết này không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đồng thời, nhiều bài viết còn đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Cuối cùng cái kết cho “chuỗi thành tích” của Trương Duy Nhất là bản án 2 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân quy định tại Khoản 2, Điều 258, Bộ luật hình sự mà TAND Tối cao tại TP. Đà Nẵng đã tuyên án vào ngày 26/6/2014.

Như chúng ta đã biết, không chỉ ở Việt Nam, mà ở các quốc gia trên thế giới, nhà tù luôn là nơi giam giữ, giáo dục, cải tạo những người có qúa khứ sai lầm. Đây là nơi tội phạm tự suy ngẫm lại mình, gột rửa tội lỗi để thành người tử tế. Vi vậy, tưởng như sau khi ra tù, Trương Duy Nhất sẽ ăn năn hối cải về tội lỗi của mình, sẽ thay đổi làm lại cuộc đời. Nhưng không, với Nhất thì khác, vẫn “ngựa quen đường cũ”, không những không trở thành người tử tế mà lại tỏ ra “hợi lại hơn xưa”, tỏ ra lì lợm và chống Cộng mãnh liệt hơn. Bằng chứng là mới đây nhất, y lại tiếp tục đăng bài chửi chế độ, chửi bới lãnh đạo đất nước, ngay cả một vị lãnh đạo đã về hưu như nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hắn cũng không tha.

Ngày 14/11/2016, khi chứng kiến nam thanh nữ tú xuống đường thể hiện quyết tâm dẹp bỏ thói hư tật xấu trong xã hội, trong đó có màn nhảy múa, Nhất cay cú viết trên blog của mình bài “Những cơn lên đồng mang tên “tử tế””, “Chuyện nghỉ hưu, vô chùa làm người “tử tế” của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tưởng đã hề cực đỉnh. Không dè, cái “khát vọng tử tế” ấy đã lây nhiễm sang cả giới trẻ. Hôm qua, nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn chứng kiến cơn lên đồng nhảy múa của (mô Phật!) hơn một vạn đoàn viên thanh niên cả nước. Những cơn lên đồng mang tên “tử tế”. Cả vị Phó Thủ tướng trẻ Vũ Đức Đam cũng hoà cùng vũ điệu lên đồng… tử tế này”.
Qúa lố bịch cho Trương Duy Nhất, con người luôn luôn hướng đến “chân - thiện - mỹ”. Chính vì vậy nhảy múa cũng là một nghệ thuật, một cái đẹp mà con người ai cũng muốn hướng đến (muốn thực hiện nó, muốn thưởng thức nó). Chẳng lẽ, Trương Duy Nhất không biết rằng không chỉ ở Việt Nam có “Bước nhảy hoàn vũ”,… mà nhiều quốc gia trên thế giới đều có rất nhiều cuộc thi về môn nghệ thuật này như So you think you can dance ở Mỹ,… Chính vì vậy, việc trai gái nhảy múa là chuyện bình thường. Bất kì ai cũng có thể nhảy múa, đó là quyền công dân của họ, chỉ cần họ không vi phạm pháp luật và luân thường đạo lý. Bài viết của Nhất là đang phỉ báng cái đẹp cái nhân văn, cổ súy, nuôi dưỡng những hành vi phạm pháp.

Còn việc Thủ tướng vào chùa đó là lựa chọn của mỗi cá nhân, quyền công dân và nó hoàn toàn không đáng bị phỉ báng. Nhất không biết rằng, mỗi năm ở Việt Nam có bao nhiêu người đi chùa? Họ đi chùa vì thành tâm muốn cầu bình an, hạnh phúc,… đó là quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Vậy Nhất có phỉ báng được hết tất cả mọi người không? Hay Nhất chỉ tập trung đả kích, hạ bệ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước?
Bài viết trên hy vọng Trương Duy Nhất hãy sớm tỉnh ngộ mà làm lại từ đầu, tương lai của y còn dài mà còn rộng, không bao giờ là quá muộn. Đừng “ngựa quen đường cũ”./.

CHIM SẺ
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment