BÙI TÍN - KẺ BÁN NƯỚC CẦU VINH

Nhắc đến Bùi Tín nhiều người hiểu biết chỉ chép miệng thở dài, buông một câu “rõ khổ”. Như hôm rồi đọc bài của Bùi Tín trên Blog VOA nhận định bừa bãi rằng: “chủ nghĩa xã hội là một khái niệm ảo, không có thật, tin vào khái niệm này là một sự ngây thơ, ngốc nghếch” hay cho rằng “chủ nghĩa xã hội” được nhắc đến ở Việt Nam chỉ là “một khái niệm ảo, không có thật, không một ai nhìn thấy và cảm thấy”, Bùi Tín bị nhiều người chửi đổng “Tổ cha cái thằng bán nước, rõ nhục…”
Bùi Tín, ảnh: internet

Bùi Tín là ai mà sao thiên hạ lúc thì thương hại, khi lại chửi rủa thậm tệ đến thế? Bùi Tín sinh năm 1927, Tín có tài làm báo và đã từng giữ chức vụ Đại tá, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân. Ông đã từng là một quân nhân “ăn cơm Dân, mặc áo Đảng”, nhưng do thiếu tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, bị kẻ địch lôi kéo rơi vào vòng xoáy “suy thoái”, rồi từ bỏ quân đội, Tổ quốc, theo gót chân các thế lực thù địch, quay lưng lại với Đảng, Tổ quốc, nhân dân. Là người có tham vọng lớn và mắc bệnh thèm địa vị, trước biến cố của các nước trong hệ thống Xã hội chủ nghĩa vào cuối thập niên 90, vốn có tiếng là “nhanh nhạy” nên vị Đại tá này cho rằng chỉ vài tháng nữa, nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa rồi cũng sẽ bị sụp đổ và nhanh chóng lên kế hoạch “chiêu hồi” với những mong sẽ quay trở lại với vị thế cao hơn. Và điều tiếp theo có lẽ không cần phải nói chắc mọi người cũng hiểu. Đã chót tay nhúng chàm, đâm lao thì phải theo lao, Bùi Tín không thể làm theo điều mình nghĩ. Y phải nói, phải viết, phải điên cuồng chống Cộng, bởi đó là cái duy nhất mà phía bên kia cần ở Tín.

Xin phép nhắc lại cho Bùi Tín nhớ rằng: Mác sau khi nghiên cứu lịch sử xã hội loài người nói chung và nhất là sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản châu Âu nói riêng đã rút ra kết luận: ”sự phát triển của xã hôi loài người là sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế – xã hội, hay lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau, phương thức sản xuất sau cao hơn phương thức sản xuất trước đó”. Chính vì thế, xã hội phong kiến thay thế xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội Tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến và đến lượt xã hội Cộng sản chủ nghĩa thay thế Tư bản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu của nó chính là Chủ nghĩa xã hội. Sự thay thế này là một quá trình lịch sử tự nhiên, hợp quy luật khách quan. Tiền đề vật chất quan trọng nhất của sự thay thế xã hội Tư bản chủ nghĩa bằng Chủ nghĩa cộng sản chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành, lớn mạnh của giai cấp vô sản. Trên thực tế Chủ nghĩa xã hội đã lớn mạnh, đã trở thành hiện thực và đã là ngọn cờ tư tưởng dẫn đường cho hàng triệu con người đang phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Để vạch rõ bản chất của Chủ nghĩa tư bản, Lênin đã từng nói: “Dân chủ Xã hội chủ nghĩa dân chủ gấp trăm triệu lần dân chủ Tư bản chủ nghĩa”. 

Như vậy, mô hình lý tưởng về một xã hội không có người bóc lột người, một xã hội dân chủ, công băng, văn minh, ở đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” đã và đang là triển vọng tất yếu của nhân loại. Xin khẳng định Chủ nghĩa xã hội là bước tiến hợp quy luật của nhân loại.

Khi Bùi Tín phát ngôn như vậy, phải chăng Y đã lú lẫn mà quên mất rằng đi lên Chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Trải qua gần 30 năm, công cuộc đổi mới đất nước đã và đang thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, những đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng đã chứng minh được tính ưu việt của nó. Trong đó có những thành tựu rất đáng khích lệ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn bó chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn lao động và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ. Mười năm gần đây, mức sống trung bình của người dân Việt Nam đã tăng lên, vấn đề xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội được coi là mục tiêu chiến lược quan trong cả trước mắt và lâu dài, điều đó chứng tỏ sự phát triển xã hội và dân chủ ở Việt Nam được đặc biệt quan tâm. Như vậy chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã và đang phát huy được tính ưu việt của nó, đúng với bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính ưu việt đó có được giữ gìn, nâng cao và phát huy hay không còn phụ thuộc vào chính sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Thật nhục nhã cho một kiếp trâu ngựa như Bùi Tín. Song nói cho cùng Tín cũng thật đáng thương, 90 tuổi, có lẽ ở tuổi này giống như bao người khác, Bùi Tín cũng đã nghĩ đến hậu sự của mình. Nếu như những người Việt bình thường khác, ai cũng mong muốn có một mái nhà bình yên, con cháu vui vầy khi về già và nhất là khi ốm đau được người thân chăm sóc, khi ra đi, linh hồn mình được thấy người thân đưa tiễn thương tiếc, khóc than và hơn hết được nằm ở đâu đó gần gũi và được con cháu thỉnh thoảng đến viếng thăm. Tất cả những điều giản dị tưởng như tất yếu với những người bình thường thì với Bùi Tín đó chỉ là những giấc mơ không có thật. Bởi ngay khi còn sống, người thân, gia đình, đồng đội, bè bạn đã chôn chặt ông ta với tấm bia miệng ghi rõ “sống nhục, chết càng nhục”. Tín đâu còn có thể nghĩ khi Tín chết người ta sẽ tổ chức hậu sự cho hắn thế nào bởi đến miếng ăn hàng ngày y còn chẳng lo nổi. Thật đáng thương cho Bùi Tín, song nghĩ cho cùng đó là cái kết cục tất yếu của những kẻ phản bội, bán nước cầu vinh.

LOA LÀNG
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment