TRẬN LŨ MIỀN TRUNG VÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG TRÁI NGƯỢC

Đã bao lâu rồi không về Miền Trung thăm người em
Nắng mưa đêm ngày cách trở, giờ xa xôi đôi đường
Người hỡi! Có về miền quê hương thùy dương
Nước chảy còn vương bao niềm thương,
cho nhắn đôi lời.
(Trích: Thương về Miền Trung)

Ở Hà Tĩnh có con sông tên là sông Ngàn Sâu, khi được hỏi lý do vì sao nó lại có tên như vậy, thì câu trả lời là do nơi đây tình người luôn sâu nặng. Sâu nặng không đáy, không bến bờ như những tình cảm mà trong thời gian này những người dân miền Trung đang được sống trong sự đùm bọc, sự yêu thương của nhân dân cả nước Việt Nam này.
Miền Trung trong trận lũ lịch sử và cũng ùa về những tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong hoan nạn
Trong lúc đồng bào Miền Trung đang chống chọi với lũ lụt, mất mát tất cả. Nhà cửa, ruộng vườn và tiền bạc theo dòng nước mà đi thì cũng là khi cả nước hướng về khúc ruột Miền Trung với những tình người đẹp nhất, thiêng liêng nhất. Đây là nét đẹp có từ rất rất lâu đời trong văn hóa nghĩa tình của Việt Nam nước tôi. Một nét đẹp của tình người, của đoàn kết và lòng thủy chung son sắt.

Mới đây nhất, các đồng chí Lãnh đạo cao nhất của đất nước cũng đã giành một tháng lương để ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung. Cùng với đó là sự vào cuộc chung tay của các tổ chức chính trị xã hội, của toàn thể đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và toàn dân. Sức mạnh toàn dân. Có thể nói, cả đất nước đang hướng về miền Trung, khúc ruột không thể thiếu trong cơ thể của Việt Nam chúng ta.

Vậy mà trong lúc khó khăn như thế này, khi mà cả nước đang chung tay sẻ chia những nỗi đau thương của miền Trung yêu dấu thì ngược lại, trên mạng xuất hiện không ít những kẻ giật dây, chửi bới các kiểu theo kiểu là lợi dụng sự kiện nóng hổi để tát nước lấy may, cầu hạnh phúc trên nỗi đau của đồng loại.
Đăng đàn và chửi cầu may như thế có phải là là điều tốt không hỡi lũ rận chủ kia

Thử hỏi trong lúc nà đây, điều cần nhất đối với Miền Trung có phải là kiểu ngồi nhà quay video chử bới “chí phèo” thế này hay là cần điều khác. Những kẻ này chỉ mong có những dịp trong xã hội có gì đó xảy ra là ăn hôi vào mong cầu được nhiều view, like và share ủng hộ. Mọi thứ thật là lố bịch hết chỗ nói. Thực chất ra khi đi sâu vào nghiên cứu những con người này chúng ta thấy rằng đây không đơn thuần là những hành động bột phát hay bức xúc gì. Mà từ chính trên trang cá nhân của những con người này từ lâu mọi thứ đã rất thâm đen rồi, và công việc chửi bới chẳng qua cũng là để lấy tiền sống qua ngày mà thôi. Sự vơ vét trơ trẽn.

Và những kiểu chửi có bài như thế này đã từ lâu được tập thành một kĩ năng, gọi là kỹ năng chửi, kỹ năng đã được tập và chuẩn bị kỹ càng để kiếm tiền. Cùng với đó là luôn có sự giật dây của bên ngoài cho những con người có tâm hồn rẻ rách. Ấy là những kẻ bị tâm thần về tư tưởng, khuyết tật về đời sống nên mới đâm ra điên khùng mất kiểm soát như vậy. Có thể nói nếu gọi đây là những “chí phèo thời hiện đại” thậm chí còn không xứng đáng chút nào.

Lướt qua những trang cá nhân của những con người mà tôi lại thấy có một sự bất thường. Đó là những hành động sai trái này đang được cổ súy bằng việc like, share của không ít những con người dùng internet hiện nay. Có thể do thiếu hiểu biết, hoặc cũng có thể do kĩ thuật hack của chính người tạo nên trang đó. Nếu là do thiếu hiểu biết mà vô tình cổ súy cho cái sai trái thì đó là một điều rất đáng báo động. Còn nếu được hack để đẩy lên như thế thì đây là hành động làm màu có kế hoạch từ trước và có sự hậu thuẫn từ xa. Bởi chắc chắn cái kiểu FB này với những lối sống trụy lạc, những câu từ tục tĩu thế này đương nhiên không thể nhận được sự ủng hộ của xã hội cho dù là lý do gì đi chăng nữa.

Nhiều khi tôi suy nghĩ, nếu như trong xã hội ai cũng tốt như ai thì đó đâu còn là xã hội phải không các bạn. Phải có những thành phần dở điên dở dại thì mới có một gam màu (gam tối) trong xã hội đúng không nào. Kệ vậy thôi cho nó thêm gia vị vào cuộc sống đi, vì có những kẻ ngày tháng qua đi vẫn ăn no rửng mỡ thế mà khi nào chúng hành động quá đà chúng ta mới phải đưa chúng vào nhà thương điên. Đồng ý không nào các bạn./.

HÀ BẮC
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment