NƯỚC MẮM NHIỄM ASEN HAY TƯ DUY NGHỀ BÁO NHIỄM ĐỘC?

Đã nhiều lần độc giả trong nước ngán ngẩm với cách đưa tin bài lá cải của một số tờ báo trong nước khi những bài đăng đều “được kiểm chứng” mà nội dung lại xuyên tạc sự thật gây bất an trong lòng nhân dân, nguy hiểm hơn nó còn gây mấ ổn định chính trị. Hành động này của các “nhà báo” không khác gì hoạt động “khủng bố” tinh thần của độc giả. Mới đây, thông tin nước mắm (một thứ gia vị truyền thống của người Việt Nam) nhiễm asen (thạch tín) gây “nguy hại” cho sức khỏe con người lan tràn trên các trang báo đến mạng xã hội, khiến người dân lo lắng.
Báo Thanh Niên đưa tin về việc nước mắm nhiễm asen (thạch tín)

Ngày 17/10, Vinastas - Hội Khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá chất lượng và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (Vietnam Standard and Consumers Association - VINASTAS) công bố kết quả kiểm tra 150 mẫu nước mắm với "hơn 67% không đạt chỉ tiêu asen (thạch tín)" nhưng không nói rõ là asen vô cơ hay hữu cơ. Ngay lập tức, các tờ báo cả chính thống lẫn lá cải đã giật tít gây hoang mang trong dư luận xã hội. Cụ thể, Báo Thanh Niên đã đăng 5 bài Nước + hóa chất = nước mắm công nghiệp, ngày 10.10.2016; Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Đi tìm nước mắm sạch, ngày 11.10.2016; Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín, ngày 12.10.2016; Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt? ngày 13.10.2016; Lỗ hổng trong quy định về phụ gia thực phẩm, ngày 17.10.2016… 

Trước thông tin bịa đặt, nhằm hạ thấp uy tín của nước mắm truyền thống, người đọc đặt ra nghi vấn liệu đây có phải chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh mà báo Thanh Niên âm thầm tiếp tay? Bởi vì hàng ngàn đời nay, cha ông ta vẫn sử dụng nước mắm như một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt. Ngay khi dư luận xôn xao với nhưng thông tin bịa đặt như vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp chỉ đạo các Bộ, Ban ngành tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như những thông tin bịa đặt nhằm phá hoại kinh tế đất nước của những đối tượng xấu. Đây là hành động sâu sát, kịp thời của Thủ tướng trước những âm mưu phá hoại từ bên trong. 

Ngày 22/10, trả lời báo chí trong nước, Bộ Y tế đã công bố kết quả kiểm tra 247 mẫu nước mắm lấy tại 5 tỉnh thành, hoàn toàn không có asen vô cơ (thạch tín) vượt ngưỡng. Ngay trong chiều ngày 26-10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói: “Bộ Nội vụ sẽ bàn bạc với các cơ quan liên quan như Bộ Công an để xem xét đình chỉ hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng - Vinastas”. Việc công bố chất lượng sản phẩm đều cần ý kiến của các đơn vị nhà nước thuộc các cơ quan như Bộ KH&CN, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương. Ngay cả Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) muốn công bố xuất xứ hàng hóa cũng phải báo cáo và được Chính phủ đồng ý thì mới được tham gia, thực hiện. Vụ việc của Vinastas liên quan đến việc công bố khảo sát nước mắm có thể đủ điều kiện để Bộ Nội vụ ban hành quyết định tạm dừng hoạt động để các cơ quan có thẩm quyền xác minh xem có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những hành vi ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh, gây ra thiệt hại cho các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh nước mắm hay không?.

Thời gian gần đây có nhiều câu chuyện đáng báo động về xu hướng làm báo cẩu thả, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, coi thường độc giả, làm ảnh hưởng tới tính nhân văn của báo chí, khiến cho người dân sợ báo chí, không hợp tác với báo chí, độc giả không còn niềm tin vào những gì báo chí đăng.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, nhuận bút cùa nhà báo không cao, nhưng người ta vẫn thấy có một số nhà báo giàu, rất giàu, xe sang, nhà lầu (nhưng vẫn than nghèo, kể khổ) đủ tiền cho con cái du học tự túc ở trời tây, giá trị tài sản lớn gấp nhiều lần thu nhập từ lương và nhuận bút. Họ làm thế nào mà giàu? Câu trả lời được nhiều người cho rằng thuyết phục nhất đó là những người này làm ở vị trí kiểm soát bài đăng, khi có bài viết liên quan đến các doanh nghiệp họ tìm cách liên hệ, “đặt giá” đăng bài, tốt có, xấu có để kiếm thêm lợi nhuận cá nhân. Những hành động này cần phải bị lên án gay gắt. Có không ít phóng viên không ai biết tên tuổi vẫn có thể “kiếm chác” nhờ cái danh “nhà báo” hoặc chí ít là danh dự của Tòa soạn có tên tuổi để “đề nghị cơ quan chức năng HỢP TÁC” với họ, để họ lấy thông tin viết bài. 
Báo Thanh Niên đưa ra lời cáo lỗi và cho gỡ bài đăng liên quan đến việc nước mắm nhiễm Asen

Trước thông tin nước mắm nhiễm asen, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chỉ đạo Cục Quản lý cạnh tranh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc chấp hành quy định của pháp luật của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas). Việc lập đoàn kiểm tra là nhằm thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét cụ thể việc chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình đưa thông tin trên báo chí của Vinastas, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) và báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/11/2016. Đoàn kiểm tra gồm đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Lời xin lỗi của báo Thanh niên đến độc giả quá muộn màng bởi hậu quả của những bài báo đó đã “khủng bố” tin thần của người tiêu dùng, bên cạnh đó còn gây thiệt hại về kinh tế của các tập đoàn truyền thống trong nước. cái giá phải trả cho những bài báo thiếu lương tâm là việc lãnh đạo cốt cán của báo Thanh Niên phải chịu trách nhiệm về việc kiểm soát thông tin, nhà báo Võ Khối - Tổng thư ký toà soạn Báo Thanh Niên đã chịu hoàn toàn trách nhiệm cho loạt bài đăng thiếu kiểm chứng liên quan đến việc nước mắm nhiễm Asen. Ông Khối đã bị cách chức sau khi đứng ra nhận toàn bộ trách nhiệm. Ông Nguyễn Quang Thông - Tổng Biên Tập báo Thanh Niên và ông Đặng Việt Hoa - Phó Tổng Biên tập, nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Và hậu quả nghiêm trọng hơn, đó là lòng tin của độc giả đối với báo Thanh niên đã giảm sút, đây quả là kết cục đau lòng với một tờ báo có bề dày kinh nghiệm.

Thực chất, việc cung cấp thông tin kịp thời cho độc giả là yêu cầu cần thiết của nghề báo. Tuy nhiên, cung cấp thông tin thiếu lương tâm của những kẻ đội mác “nhà báo” sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người đọc. Chúng ta đã biết, Báo chí là quyền lực thứ 4 sau Chính trị, Kinh tế, Quốc phòng cho nên, việc quản lý báo chí, xuất bản trong vấn đề đưa tin bài đúng sự thật là điều vô cùng cần thiết, nhất là trong thời buổi hiện nay, nhiều kẻ lợi dụng danh nghĩa nhà báo để phá hoại đất nước từ bên trong. Thiết nghĩ, các cơ quan pháp luật cần đưa ra các biện pháp xử lý thật xác đáng những hành vi này để làm gương cho kẻ khác, và những nhà báo cần phải giữ lương tâm mình trong sạch để không bị nhiễm độc một lần nữa.

HẢI DƯƠNG
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment