CHUYỆN ĐOÀN XE THỦ TƯỚNG TRÊN ĐƯỜNG PHỐ HỘI AN

Ngày 17/8/2016, tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói “Phải xỉn lỗi người dân, mong người dân thông cảm”. Sự việc bắt đầu từ cách đó gần 10 ngày (8/8/2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm Phố cổ Hội An, Thủ tướng đi bộ, theo sau là một đoàn xe hộ tống, theo qui định, đây là khu vực cấm xe cơ giới, chỉ được phép đi bộ.

Chuyến đi bộ thăm Phố cổ Hội An của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mặc dù chuyến thăm này không nằm trong lịch trình của Thủ tướng. Sự xuất hiện bất ngờ của Thủ tướng vào chiều muộn đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước cũng như người dân sinh sống ở đó. Trong suốt thời gian đi bộ, Thủ tướng nói chuyện vui vẻ, thân thiện với những người xung quanh, hành động này đã gây ấn tượng tốt đối với người dân về một Vị tân Thủ tướng của Quốc hội khóa XIV.

Sau khi bức ảnh ghi lại hình ảnh đoàn xe được phát tán trên mạng xã hội, đã có rất nhiều ý kiến xung quanh chuyện này. Trong đó, trên trang Danlambao ngày 10/8/2016, Trần Trung Đạo đã đăng bài viết “Đoàn xe tang trên phố cổ Hội An” đã thế hiện tư tưởng lệch lạc, mất phương hướng của tác giả trong tình hình hiện nay.

Đối tượng đã lợi dụng vấn đề này để nói xấu, chế nhạo, bịa đặt những thông tin sai trái nhằm đánh lạc hướng dư luận, gây hiểu nhầm về chuyến thăm Hội An của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ngay sau khi Thủ tướng vừa tham quan, một số đối tượng cơ hội chính trị trong nước đã bịa đặt chuyện đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi vào đường cấm chỉ dành cho hoạt động đi bộ, cấm các loại xe cơ giới qua lại. Thực hư sự việc này như thế nào thì chỉ có người trực tiếp chứng kiến sự việc mới có thế khắng định được, người có thể khẳng định lại vấn đề này chính là hướng dẫn viên đã trực tiếp dẫn đoàn của Thủ tướng đi thăm Hội An.

Theo hướng dẫn viên Nguyễn Hương Giang, người trực tiếp hướng dẫn Thủ tướng thăm Phô cô, thì “Thực tế Thủ tướng đã đi bộ một đoạn rất dài và lâu. Thủ tướng đi bộ từ câu An Hội phía đường Nguyên Phúc Chu sang Chùa cầu qua đường Nguyễn Thị Minh Khai sau đó đi lại đường Trần Phú và đi đến ngã tư Lê Lợi”, về phía đoàn xe hộ tống Thủ tướng thì để đảm bảo an ninh cho một nguyên thủ quốc gia cần phải có nhiều biện pháp, việc dừng đồ xe ở đâu cũng cần phải tính toán và việc đi bộ cũng cần có những biện pháp đảm bảo an toàn. Việc dừng đỗ xe của Thủ tướng là do bộ phận lễ tân sắp xếp chứ không phải chủ ý của Thủ tướng.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm phố cổ Hội An

Thực ra, nếu xét về quy định của pháp luật, đoàn xe của Thủ tướng không vi phạm luật Giao thông đường bộ. Tại Điều 22: Quyền ưu tiên của một sổ loại xe, Luật Giao thông đường bộ nước ta quy định:

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới, theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe Quân sự, xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe Cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông...

Như vậy, đoàn xe của Thủ tướng là xe đi làm nhiệm vụ, có Cảnh sát dẫn đường nên “được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thế đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dân của người điểu khiến giao thông”.

Tuy nhiên, nhận thấy việc làm trên tạo nên những ý kiến khác nhau trong dư luận, Thủ tướng đã giải thích là khi ông đi bộ vào khu phổ đi bộ cả cây số, ô tô đi phía sau đi vào đường cấm, ông không biết. Song, Thủ tướng vẫn nghiêm khắc nhìn nhận “Ở đây phải thấy rằng trách nhiệm của Thủ tướng trong việc quán xuyến đoàn công tác chưa tôt và Thủ tướng phải xin lỗi người dân, mong người dân thông cảm

Những lời nói chân thành của Thủ tướng thể hiện ông rất chú ý lắng nghe dư luận từ những nguồn khác nhau và trân trọng những ý kiến đó dù đúng hay sai, Thủ tướng đã thực hiện một tinh thần làm gương, nhận trách nhiệm. Ngoài ra, Thủ tướng thực hiện đúng phương châm nói đi đôi vơi làm, không “nói một đằng, làm một nẻo”. Khi còn là Phó Thủ tướng, ông đã từng hơn một lần yêu cầu cán bộ công chức phải “4 xin”. Đó là xin chào, xin lỗi, xin phép, xin cám ơn. Và giờ đây cảm thấy mình có lỗi, ông đã nghiêm túc “xin lỗi và mong người dân thông cảm”.

Mục đích mà Thủ tướng đưa đoàn đi thăm Hội An là để đưa những cán bộ và doanh nhân các tỉnh khác đi thăm và học tập kinh nghiệm của Hội An vì ông cũng là người gắn bó với Hội An trước đây; ngoài ra, ông cũng muốn tìm hiểu về du lịch Hội An để chuẩn bị cho bài phát biểu trong buổi hội thảo về phát triển du lịch toàn quốc. 

Thông tin mà những đối tượng xấu lan tải trên mạng internet mấy là sự bịa đặt, điển hình là bài viết: Đoàn xe tang trên đường phố Hội An của Trần Trung Đạo đăng ngày 10/8/2016 trên trang Danlambao... không đúng với những gì đã diễn ra trong chuyến thăm Phố cổ Hội An của Thủ tướng. Việc những kẻ cơ hội chính trị lợi dụng để bôi xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã quá quen thuộc, nhưng những thông tin liên quan đến vụ việc lần này là quá rõ ràng, được công khai trên trang web của Chính phủ cũng như trang của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Chuyến thăm Hội An của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện “tầm vóc” lãnh đạo, thể hiện tâm chí đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Những việc làm bẩn thỉu của các đối tượng cơ hội chính trị vẫn không làm mờ đi hình ảnh tốt đẹp của Thủ tướng, hy vọng Thủ tướng sẽ có nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa giúp phát triển đất nước.

Tóm lại, đây là sự việc không lớn và không vi phạm luật. Song, trước những ý kiến của nhân dân, Thủ tướng vẫn “xỉn lỗi, mong người dân thông cảm ” là điêu rât đáng trân trọng. Việc làm của Thủ tướng không chỉ là làm gương mà còn là một thông điệp cảnh báo cho những “ông vua con ” nào đó coi thường dư luận và pháp luật. Muốn xây dựng một chính phủ liêm chính thì người đứng đầu phải liêm chính. Từ một việc nhỏ này, nhân dân sẽ có thêm niềm tin liêm chính vào người đứng đầu Chính phủ.

THU SANG
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment