THỰC HƯ VIỆC GÂY KHÓ DỄ VỚI CHÍNH QUYỀN TRONG GIẢI TỎA CƠ SỞ TÔN GIÁO

Hiểu một cách đơn giản, cơ sở tôn giáo  là nơi thờ tự, tu hành và đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận. Chính vì những tính chất đặc biệt của tôn giáo mà các cơ sở tôn giáo chiếm vai trò quan trọng đối với các tôn giáo và các tín đồ. Tuy nhiên xét về yếu tố xây dựng, cơ sở tôn giáo cũng như bao các công trình xây dựng khác gắn liền với vấn đề quản lý, quy hoạch. Song thực tế khi có đòi hỏi di dời hoặc phá bỏ một số cơ sở tôn giáo thì vấn đề này diễn biến rất phức tạp. Câu chuyện giải tỏa, di dời nhà thờ Thủ Thiêm tại quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng điển hình. Theo dự kiến quy hoạch trên địa bàn có 25 cơ sở tôn giáo cần phải di dời.

Hiểu được sự phức tạp khi di dời cơ sở tôn giáo, chính quyền quận 2 đã có những chính sách cụ thể để vừa đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ sở tôn giáo. Những chính sách đó đã và đang có hiệu quả và hơn hết là nhận được sự thông cảm của đa số các cơ sở tôn giáo và tín đồ, cho đến hiện tại đã có 22 trên 25 cơ sở tôn giáo di dời và hoạt động bình thường tại các địa điểm thuộc quận 2.
Nhà thờ Thủ Thiêm

Song đến nay, vẫn còn 3 cơ sở chưa chịu di dời, mặc dù đã qua nhiều lần vận động, hiệp thương, đối thoại trực tiếp từ phía chính quyền, đó là: Nhà thờ Thủ Thiêm, Nhà nguyện Thánh Tâm và Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm. Cho dù chính quyền quận 2 đã có nhiều chính sách như: hỗ trợ xây dựng cơ sở thờ tự mới, cấp diện tích địa điểm ở nơi giao thông thuận lợi, diện tích nơi mới rộng hơn nơi cũ...vv...Song các cơ sở này vẫn khăng khăng không chịu di dời vì cho rằng như thế là “không thỏa đáng”, họ cho rằng “không thể phá bỏ công trình lịch sử - văn hóa” vì đó là “gạch nối giữa quá khứ và hiện tại”.

Mỗi công trình kiến trúc đều mang trong mình những nét văn hóa và lịch sử riêng, điều này lại càng đúng với các cơ sở tôn giáo, khi nó là những cơ sở phục vụ cộng đồng. Đồng ý với việc giữ lại được những nét văn hóa, lịch sử là rất quan trọng, song trong trường hợp của quận 2 thì việc quy hoạch và xây dựng khu đô thị mới là cấp bách và thiết thực hơn. Và thực tế khu vực này nằm ở vùng đất thấp, thường xuyên úng ngập.

Chủ trương chính quyền đưa ra là hoàn toàn đúng đắn, cũng đã có các chính sách hỗ trợ một cách thiết thực, hiệu quả, mặt khác hầu hết người dân đều đồng tình, ủng hộ và đa số các cơ sở tôn giáo khác đều đã chấp thuận. Trong khi các cơ sở Công giáo này lại khăng khăng không chịu di dời với lí do hết sức vô lý. Vậy các cơ sở Công giáo này có hay không việc muốn làm khó chính quyền trong việc giải phóng mặt bằng?

CA DAO

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment