PHÁP LUÂN CÔNG VÀ NHỮNG SỰ THẬT (P1)

Gần đây, chúng ta không khó nhận thấy một nhóm những người không phân biệt nam nữ, già trẻ, gái trai mặc áo đồng phục màu vàng thường tụ tập quanh các khu vực vườn hoa, công viên, bờ hồ để thực hiện những động tác giống như tập khí công. Họ là những “tín đồ” của môn phái Pháp Luân Công. Vậy Pháp Luân Công có thực sự lý tưởng như những gì mà giáo chủ của nó là Lý Hồng Chí vẫn rêu rao bấy lâu nay hay không.

Trước tiên, có thể thấy Lý Hồng Chí đã vô cùng gia sảo khi lừa mị những người thiếu hiểu biết hoặc do ngộ nhận và khả năng của bản thân. Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công đã dùng các lời lẽ có cánh để đi quảng cáo thu nạp tín đồ đồng thời tuyên truyền một hệ thống mê tín dị đoan biến người tập tự nguyện thành nô lệ cho một hệ thống mê tín dị đoan do Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công thêu dệt. Để cho môn khí công của Pháp Luân Công trở nên có tác dụng thì Lý Hồng Chí đã gắn cái Pháp Luân (thuật ngữ của đạo Phật) vào cái huyệt đan điền của Đạo Giáo. Trong khi huyệt Đan Điền là một huyệt vị có thật, có tác dụng thật sự trong khí công nếu chú ý đến huyệt vị này và không cần một vị Thần vị Phật nào gắn vào đó việc gọi là Đan Điền hay Pháp Luân thì đều không quan trọng điều quan trọng Lý Hồng Chí đã đánh tráo tên gọi Đan Điền thành Pháp Luân và Lý Hồng Chí thần thánh bản thân rằng Pháp Thân của ông ta gắn Pháp Luân vào bụng của của học viên và pháp thân ông ta làm tịnh hóa cơ thể cho học viên. Chúng ta phải hiểu rằng dù với tên gọi như thế nào thì tác dụng của huyệt đan điền đối với khí công dưỡng sinh vẫn như vậy, và không cần bất kỳ ai gắn cái huyệt đó vào bụng cho người tập.
Tín đồ Pháp Luân Công

Như vậy, có thể thấy với hiểu biết của mình đã từng học nhiều môn khí công và vũ đạo, Lý Hồng Chí đã khiến cho nhiều người theo tập Pháp Luân Công lầm tưởng rằng có một pháp thật nào đó đang tồn tại trong con người họ, sự thay đổi trong cơ thể đó khiến họ càng có niềm tin sâu sắc hơn về những giáo lý mà Chí đã đưa ra. Có thể nói, đây là một chiêu trò cao tay để lôi kéo và gắn chặt người dân với Chí và Pháp Luân Công.

Không những vậy, Pháp Luân Công đang trở hình thành những mầm mống của một thế lực xâm nhập và làm lũng đoạn văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Và xét về góc độ quản lý nhà nước, thì người dân Việt Nam đang chính là người giúp Lý Hồng Chí quảng bá và thi hút tín đồ. Đặc biệt là họ thông qua một số “hội đoàn” dễ thu hút được đông đảo người dân đi theo, chẳng hạn như đoàn nghệ thuật Hồng Ân.

Chẳng hạn, như trong đợt khai giảng tại trường THCS Lê Quý Đôn, Cầu Giấy, Hà Nội khi Lễ khai giảng đầu năm để cho Thiên Quốc Nhạc Đoàn - một đoàn nhạc nhằm mục đích khuếch trương thanh thế và truyền bá Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí, thì mới đây trong lễ khai hội Kinh Dương Vương (ở xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) mà đích thân Thủ tướng đến đánh trống khai hội lại xuất hiện bóng dáng của đoàn nhạc Hồng Ân, cũng là một đoàn nhạc nhằm mục đích khuếch trương thanh thế và truyền bá Pháp Luân Công.

Khi tìm hiểu trên các trang mạng facebook, youtube, hay từ các trang chủ của các đoàn nhạc này chúng tôi thấy rằng đoàn nghệ thuật Hồng Ân, đoàn nghệ thuật Hồng Dương cũng đã xuất hiện tại rất nhiều lễ hội truyền thống văn hóa của dân tộc, cả lễ tết Trung Thu từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh..... đây là thực trạng rất đáng lo ngại bởi vì Pháp Luân Công bề ngoài rao giảng khí công chữa bệnh, tốt cho sức khỏe với khẩu hiệu Chân Thiện Nhẫn truyền bá mê tín dị đoan, nhưng bên trong là một tổ chức lừa đảo có âm mưu xóa bỏ truyền thống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam, gây bất ổn chính trị trong nước.

Như vậy theo giới thiệu trên các trang web của đoàn nghệ thuật Hồng Ân thì rõ ràng đoàn nghệ thuật này hoạt động miễn phí. Trong giới thiệu về đoàn nghệ thuật Hồng Ân cũng nói rõ đó là những người tập Pháp Luân Công lập ra. Thật dễ dàng để nhận ra mục đích của các chương trình nghệ thuật này là đi kèm với việc vận động hành lang truyền bá Pháp Luân Công đến các địa phương của Việt Nam thông qua các chương trình lễ hội.

ĐƯỜNG LÀNG
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment