GẠC MA, CÔ LIN, LEN ĐAO - BA TÊN GỌI ANH HÙNG

Cách đây 29 năm, ngày 14/03/1988, một trận hải chiến đã nổ ra ở quần đảo Trường Sa mà báo chí và dư luận mỗi khi nhắc đến đều dùng cụm từ "HẢI CHIẾN GẠC MA" mà cá nhân tôi cho rằng cách dùng cụm từ như vậy là chưa chính xác và đầy đủ.

Bởi sự thật là trận hải chiến 14/3/1988 diễn ra ở 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, chứ không phải chỉ ở Gạc Ma. Trước khi hải chiến diễn ra, Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao là những đảo chìm và đều chưa có sự chiếm đóng của các bên.

Trước năm 1988, Việt Nam kiểm soát 9 đảo nổi là Trường Sa lớn, Trường Sa Đông, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, An Bang, Phan Vinh và 7 đảo chìm là Đá Đông, Đá Lớn, Trung Quốc chưa chiếm giữ được đảo nổi, đảo chìm nào. Do vậy, Trung Quốc điều động 2 hạm đội gồm 9 đến 12 tàu chiến bao gồm tàu khu trục, 7 tàu hộ vệ, 2 tàu pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải tham dự chiến dịch chiếm 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Phía Việt Nam,  Đô đốc Giáp Văn Cương - Tư lệnh Hải quân ra lệnh 3 tàu HQ 605, HQ 604 và HQ 505 cùng 70 chiến sĩ công binh đúng 6h00 sáng ngày 14/3/1988 cắm quốc kỳ khẳng định chủ quyền và chiếm giữ 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Ở Gạc Ma ta cắm cờ, Trung Quốc tìm cách giật, hạ cờ nhưng không làm được. Hải quân Trung Quốc đã bắn vào chiến sĩ giữ cờ rồi nã pháo 100 ly vào tàu HQ 604 và quay pháo phòng không bắn thẳng vào các chiến sĩ công binh đang trầm mình dưới biển bồi đắp đảo. Với lực lượng và vũ khí quá chênh lệch, tàu HQ 604 bị chìm và 62 chiến sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma. Ngay sau đó Trung Quốc tiếp tục ra lệnh bắn pháo lớn vào tàu HQ 605 ở đảo Len Đao. Để khẳng định chủ quyền của tổ quốc thuyền trưởng tàu HQ 605 quyết định lao cả tàu 605 lên Len Đao chấp nhận tàu mắc cạn. 2 chiến sĩ đã hy sinh trong việc bảo vệ chủ quyền Len Đao. Cùng lúc đó ở Cô Lin tàu HQ 505 cũng lao cả tàu lên đảo để khẳng định chủ quyền. Chiều cùng ngày, các tàu HQ-931, HQ-671, HQ-614 lần lượt tới tiếp ứng, bảo vệ bãi Len Đao và bãi Cô Lin.

Như vậy gọi HẢI CHIẾN GẠC MA là không đúng. Chính xác phải gọi là HẢI CHIẾN GẠC MA-LEN ĐAO-CÔ LIN.

Thêm nữa, gần đây, người ta thường truyền miệng nhau những thông tin có tính đồn đại như "64 chiến sĩ đã hy sinh oan uổng ở Gạc Ma vì họ đã được lệnh không được nổ súng, chúng ta đã thất bại vì để Trung Quốc chiếm đóng Gạc Ma". Nói 64 chiến sĩ đã hy sinh ở Gạc ma cũng không đúng. Chính xác là 62 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma và 2 chiến sĩ hy sinh ở Len Đao. Trong trận hải chiến GẠC MA-LEN ĐAO-CÔ LIN, những chiến sĩ Hải quân Việt Nam gan dạ, anh hùng đã chiếm giữ được hai đảo Len Đao và Cô Lin, quân Trung Quốc chỉ chiếm được đảo Gạc Ma. Sự thật là trong chiến dịch chủ quyền 1988 (CQ-88) Việt Nam đã chiếm được 11 đảo chìm, còn Trung Quốc chỉ chiếm được 6 đảo chìm. Và đến nay, Việt Nam đang kiểm soát 21 đảo, Trung Quốc đang kiểm soát 7 đảo, Philippines đang kiểm soát 10 đảo, Malaysia đang kiểm soát 7 đảo và Đài Loan đang kiểm soát 1 đảo.

Tranh chấp ở Trường Sa không phải là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc mà là tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên là Việt Nam, Trung Quốc, Philippnes, Malaysia, Đài Loan và Brunei.

Mỗi người dân Việt Nam cần phải thấy tự hào và vinh danh các anh cùng các chiến sĩ hải quân Việt Nam như những người anh hùng. Bởi vì họ không chỉ giành chủ quyền hai đảo Cô Lin và Len Đao mà còn giành chủ quyền tiếp 9 đảo chìm nữa cho tổ quốc trong chiến dịch chủ quyền 88.

VŨ DŨNG
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment