LỜI RĂN CHO ĐÁM DÂN CHỦ: BIỂU TÌNH PHẢI ĐÚNG LUẬT!

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng từ những danh xưng mới nổi như Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến những tên tuổi có bề dày thành tích chống phá Đảng và Nhà nước ta như, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định... đều tập trung mô kích vào vấn đề tại sao Luật biểu tình chưa được thông qua, cho rằng Đảng và Nhà nước ta đi ngược lại Hiến Pháp, đi ngược lại tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sắc lệnh số 31, ngày ngày rêu rao các thông tin về biểu tình như: Bao giờ vợ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xuống đường biểu tình? Giáo Phận Vinh biểu tình lớn chống FORMOSA hưởng ứng một ngày vì môi trường của Đức Tổng Giám mục Nguyễn Thái Hợp... với những nội dung kích động, cổ vũ tụ tập đông người gây ảnh hưởng xấu tới tình hình ANTT.

Hành động biểu tình vô tổ chức, trái pháp luật tại bờ hồ Hoàn Kiếm
Là một bạn đọc, tôi thấy đằng sau những tít như vậy là hoạt động của bọn dân chủ rởm, và trong số những người tham gia những cuộc biểu tình như vậy chắc chắn có sự tiếp tay của số đối tượng trong tổ chức phản động “Việt Tân”, hội “Anh Em Dân Chủ” gì đó?
Hiện tại, Luật biểu tình chưa được thông qua tôi nghĩ là có thể hiểu được bởi để ra một văn bản luật đòi hỏi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải xây dựng chương trình, các ban tham gia xây dựng, tham khảo ý kiến các chuyên gia, thẩm định cả về nội dung và hình thức. Vấn đề Luật biểu tình chưa được thông qua đã được thông báo một cách công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng chứ không hề bị dấu diếm như cách nói của các đối tượng dân chủ rởm. Các đối tượng luôn đặt ra câu hỏi Nghị định 38/2005/CP về việc tụ tập đông người có phù hợp Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam không? Cách hành xử của chính quyền có đi ngược lại Hiến Pháp, đi ngược lại tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sắc lệnh 31.
Hiện tại Luật biểu tình chưa được thông qua, chúng ta phải căn cứ vào những văn bản dưới Luật. Đây chính là cơ sở pháp lý hợp pháp, hợp Hiến và là quy luật trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp Luật. Hiện nay có Nghị định số 38/2005/CP ngày 18/3/2005 quy định về một số biện pháp bảo đảm Trật tự công cộng, trong đó Điều 7 quy định:
“Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức”.
Như vậy, Quyền của nhân dân vẫn được đảm bảo theo đúng tinh thần của Hiến Pháp. Tuy nhiên, thực tế không có cuộc tụ tập đông người nào từ 05 người trở lên đăng ký với chính quyền, và nó diễn ra một cách tự phát. Như vậy, chính những người tham gia biểu tình đã vô hình chung đi ngược lại các quy định của pháp luật chứ không phải các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng sai.
Ở một số quốc gia cũng quy định rất rõ về vấn đề này: Ví dụ, ở Anh các cuộc biểu tình phải xin phép trước 14 ngày. Địa điểm biểu tình có thể diễn ra ở nhiều nơi trừ các khu vực cấm như quanh tòa nhà quốc hội. Tuy nhiên, người biểu tình sẽ bị ngăn chặn hoặc giải tán ngay nếu gây cản trở giao thông hoặc có biểu hiện gây bạo loạn. Người biểu tình có hành động kích động bạo lực, tiến hành các hành vi bạo lực đều bị bắt giữ và có thể bị kết tội hình sự. Tại Iraq, người tổ chức biểu tình phải nộp đơn lên Bộ trưởng Nội vụ và Thống đốc tỉnh 72 giờ trước khi tiến hành biểu tình, trong đó nêu rõ số người sẽ tham gia cũng như thời gian và địa điểm biểu tình. Biểu tình phải diễn ra hòa bình, các khẩu hiệu sử dụng trong cuộc biểu tình không được kích động bạo lực tôn giáo và sắc tộc, người biểu tình không được mang theo vũ khí nóng; nếu dẫn tới bạo lực sẽ phải hứng chịu các biện pháp trấn áp theo thẩm quyền của cảnh sát. Lệnh giới nghiêm cũng có thể được ban hành trong các trường hợp cuộc biểu tình có dấu hiệu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh...
Ở Việt Nam, đối với những trường hợp tập trung đông người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng hoặc thực hiện các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết như kiểm tra giấy tờ tuỳ thân; khám người, phương tiện; tạm giữ người, phương tiện vi phạm; thu giữ vũ khí và các vật dụng nguy hiểm theo quy định của pháp luật; Cưỡng chế người có hành vi vi phạm rời khỏi địa điểm tập trung đông người trái pháp luật; Sử dụng công cụ hỗ trợ và các công cụ, phương tiện khác để bảo đảm trật tự công cộng; Trưng dụng tạm thời phương tiện, cơ sở vật chất của cơ quan, tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật để phục vụ cho các biện pháp cấp bách nhằm lập lại trật tự công cộng.
Tôi thấy lực lượng chức năng Việt Nam thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ và không hề đàn áp người biểu tình để bảo đảm trật tự công cộng. Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết sau khi đã áp dụng các biện pháp hướng dẫn, giáo dục, thuyết phục nhưng người vi phạm vẫn không chấp hành hoặc cố tình vi phạm, chống đối, gây rối trật tự công cộng (Điều 6, NĐ 38). Công dân có những quyền công dân cơ bản, trong đó có quyền tự do hội họp, báo chí... nhưng “ quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân” và “công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội” (Điều 15, Hiến pháp năm 2013), không như nội trong bài phỏng vấn của Mặc Lâm và Lê Công Định trên đài RFA khi cho rằng: “Công dân không có nghĩa vụ gì trong việc phải ngồi chờ Nhà nước ban hành Luật biểu tình thì mới được thực thi cái quyền đã được thừa nhận trong Hiến pháp của mình”.
Điều 14, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam cũng quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Là một bạn đọc, tôi mong rằng cư dân mạng chúng ta sẽ nhận thức được rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hành động theo đúng tinh thần pháp luật, không để các đối tượng xấu kích động tụ tập đông người, biểu tình gây mất ổn định ANTT. Và tôi cũng gửi lời tới những kẻ rận chủ đứng đằng sau kích động biểu tình nên dừng lại những hành động của mình.
Tiếu Ngạo
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment