TRÒ MÈO TẨY CHAY BẦU CỬ

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Hôm nay (22/5/2016), trên mọi miền của Tổ quốc, người dân nô nức hòa mình vào Ngày hội lớn của đất nước, hơn 69 triệu cử tri phấn khởi đi bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Cử tri phấn khởi đi bầu cử vì tương lai của đất nước (Ảnh Internet)

Trái ngược với bầu không khí bầu cử nô nức trên cả nước, 1 số kẻ lâu nay vẫn vỗ ngực tự xưng là “đấu tranh cho dân chủ” tại Việt Nam lại có những hành động chống đối cực đoan. Bên cạnh những luận điệu xuyên tạc đại loại như: “Cuộc bầu cử không chính danh”, “Đảng cử dân bầu, người dân không có vai trò gì”, “Nhà nước phân biệt đối xử với người tự ứng cử”, “độc tài trơ trẽn”;... đám lưu manh giả danh dân chủ này còn hô hào, rủ rê, xúi giục nhau “tự sướng” trên trang FB cá nhân để “tẩy chay bầu cử” bằng cách xé bỏ hay viết vào phiếu cử tri những khẩu hiệu có nội dung xuyên tạc, bịa đặt về cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; vu cáo việc thực thi đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong thời gian vừa qua. Có thể chỉ mặt đặt tên vài gương mặt cộm cán của trò hề này đó là: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng, Phan Văn Lợi, Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu, Trần Minh Nhật…
Cần khẳng định, quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
Những hành động kêu gọi “tẩy chay bầu cử” đồng nghĩa với việc tự chối bỏ đi một trong những quyền cơ bản nhất của một công dân đó là quyền bầu cử. Bởi vì, theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ những người thuộc các trường hợp: “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án; Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; mất năng lực hành vi dân sự” mới không được ghi tên vào danh sách cử tri.

Ngày 25/5/2016, mọi cử tri đều cảm thấy phẩn khởi khi thực hiện quyền công dân. Với niềm tin, kỳ vọng bằng lá phiếu của mình, cử tri cả nước đều mong muốn bầu ra được những người đủ đức, đủ tài, xứng đáng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại các cơ quan quyền lực của Nhà nước. Kỳ vọng rằng tập thể trí tuệ đó sẽ có những quyết sách đúng đắn đưa đất nước phát triển. Còn những kẻ quay lưng với lợi ích của quốc gia dân tộc bằng hành động “tẩy chay bầu cử” đã tự mình chối bỏ đi quyền lợi thiêng liêng đó./.

GIÓ
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment