VIỆT NAM HOAN NGHÊNH PHÁN QUYẾT PCA LÀ CÓ CƠ SỞ

“Việt Nam hoan nghênh Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết”.

Ngày 12/7/2016 vừa qua, Tòa trọng tài Thường trực PCA tại Hà Lan đã đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines theo công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển đối với yêu sách “đường chín đoạn của Trung Quốc trên biển Đông. Qua đó, phán quyết PCA đã không công nhận yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc tại biển Đông, ngoài ra phán quyết cũng đã khẳng định Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền lịch sử tại vùng biển này.

Trên thực tế, Philippines đã thắng kiện trong vụ gửi đơn kiện Trung Quốc và có vẻ như Trung Quốc gặp rất nhiều bất lợi sau khi phán quyết được đưa ra. Còn Việt Nam sẽ được và mất gì sau khi phán quyết của Tòa trọng tài PCA công bố?
Tình hình biển đảo hiện nay và những tranh chấp mà Philipines khởi kiện, ảnh: internet
Tình hình biển đảo hiện nay và những tranh chấp mà Philipines khởi kiện, ảnh: internet
Cần biết rằng biển Đông hiện tại là một vấn đề chính trị, An ninh quốc gia gây được sự quan tâm sâu sắc của mỗi người dân cũng như các quốc gia có quyền lợi trên đó. Quốc gia nào có liên quan đều mong muốn và tham vọng đạt được những quyền lợi nhất định từ biển Đông. Và dĩ nhiên, không ai giúp ai một khi nói về vấn đề chủ quyền hiện tại nhất là khi mà các nước đó đang đứng trong ranh giới được và mất.

Phán quyết PCA đưa ra ngày 12/7 vừa qua bề nổi đó là một thắng lợi chính nghĩa, tham vọng và sự độc quyền tuyên bố về yêu sách “đường chín đoạn của Trung Quốc trên biển Đông đã không được sự chấp nhận đồng tình và ủng hộ. 

Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng qua phán quyết này Việt Nam chúng ta cũng gặp khá nhiều bất lợi. Đa phần mỗi người dân Việt Nam chỉ quan tâm và cảm thấy vui mừng đến việc “Tòa trọng tài quốc tế bác đường chín đoạn của Trung Quốc” mà không quan tâm đến những quyết định được đề cập tới trong phán quyết.

Qua phán quyết, chúng ta có thể thấy rõ một điều: “Tòa trọng tài kết luận tất cả cấu trúc nổi tại Trường Sa (bao gồm Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa) đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa” hay “Đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và đá Subi là những thực thể "nửa chìm nửa nổi" (chỉ nổi khi thủy triều xuống), không tạo ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Chúng là những thực thể không đủ điều kiện để các quốc gia chiếm hữu bằng hình thức cư ngụ cũng như các hình thức khác.”…

Cần biết rằng, đây là đơn kiện của Philippines với Trung Quốc trước Tòa án quốc tế và dĩ nhiên những điều khoản, yêu cầu mà Philippines đưa ra trước hết nó sẽ có lợi cho Philippines và việc không quan tâm đến cơ sở tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đã từng đề cập đến là chuyện quá bình thường của một đơn kiện với những nội dung liên quan đến lợi ích, tham vọng của chính quốc gia họ trên biển Đông.

Cũng đã nhấn mạnh từ đầu, quan điểm chính thức của Việt Nam là chỉ hoan nghênh PCA ra phán quyết chứ không hoan nghênh nội dung phán quyết. Và cũng cần biết rằng ủng hộ Philippines lúc này là điều hoàn toàn không có lợi cho Việt Nam. Một số những nội dung được đề cập trong đó nó gây ra khó khăn, nghịch lý rất lớn cho Việt Nam trong việc đấu tranh giành lại chủ quyền Biển đảo.

Trong vấn đề chủ quyền biển Đông, Việt Nam chúng ta vẫn luôn tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam về vấn đề biển Đông.

Mỗi người dân yêu nước hiện tại cần hiểu đúng bản chất của phán quyết PCA và cần có những hành động, suy nghĩ đúng đắn và phù hợp. Thiết nghĩ những bước đi hiện tại của Đảng và nhà nước là đúng và hợp lý trong việc đấu tranh để giành lại chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc. Và chắc chắn rằng sau phán quyết PCA Việt Nam sẽ có những đáp trả, những tuyên bố chính thức về chủ quyền Việt Nam trên biển Đông.

Nam Cường
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment