PHÁN QUYẾT PCA: KHÔNG PHẢI THẤY AI LÀM CŨNG HỌC

Phán quyết của PCA: không phải thấy ai làm gì cũng học đòi

Ngày 12/7/2016 vừa qua, Tòa trọng tài Thường trực (PCA) đã ra phán quyết cuối cùng với kết luận rằng: “Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, Trung Quốc không có cơ sở pháp lí nào để khẳng định nước này có quyền lịch sử đối với các tài nguyên, theo các quyền được công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), ở các khu vực biển trong phạm vi đường lưỡi bò”.

Việc Philippines kiện Trung Quốc là hết sức cần thiết, đồng thời việc PCA ra phán quyết trên đã phần nào tác động tới nước này, là căn cứ khẳng định âm mưu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là sai trái, phần nào hạ thấp uy tín và vị thế của Trung Quốc trên trường Quốc tế. Cũng nhân sự kiện đó, các thế lực thù địch, đi đầu là bọn “rận chủ quốc nội” và bè lũ phản động lưu vong thường xuyên tuyên truyền, kích động, yêu cầu Chính phủ Việt Nam cũng kiện Trung Quốc giống như Philippines. Tuy nhiên, việc xem xét có kiện Trung Quốc hay không phải tính toán đến nhiều yếu tố, không thể “kiện cho vui” được. Với lại, khởi kiện Trung Quốc, cho dù các Tòa trọng tài ra phán quyết, chắc gì một gã khổng lồ như Trung Quốc thèm ngó ngàng tới.

Thứ nhất, phải công nhận với rằng, từ trước khi Trung Quốc có các hành động ngang ngược và leo thang ở Biển Đông. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta vẫn còn nhiều mặt chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhất là về vấn đề kinh tế như hoạt động xuất khẩu. Bởi vậy, chúng ta nên tính toán và vận dụng linh hoạt “cương – nhu” trong giải quyết, phải làm tốt công tác đối ngoại, vừa đảm bảo yêu cầu chính trị vừa đảm bảo yêu cầu về kinh tế, bởi nếu chúng ta có các hành động ngoại giao cứng rắn thì hàng triệu người dân, hàng triệu gia đình sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bằng những đòn đánh kinh tế của Trung Quốc.

Bởi vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, từng bước khẳng định uy tín và vị thế riêng của mình, chúng ta cần có thời gian và lộ trình hợp lí. Về trước mắt, chính sách đối ngoại mềm dẻo, “dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết trong quan hệ với Trung Quốc là hết sức đúng đắn. Mặt đối tượng thì chúng ta đấu tranh, mặt đối tác thì chúng ta tăng cường tranh thủ để phát triển.

Thứ hai, nếu chúng ta kiện Trung Quốc và Tòa trọng tài Thường trực (PCA) tiếp tục ra phán quyết khẳng định chủ quyền hợp pháp của chúng ta ở Biển Đông thì hết sức cần thiết, có ý nghĩa tuyên truyền và pháp lí to lớn. Tuy nhiên, PCA không có chức năng và lực lượng để trấn áp bên vi phạm, họ chỉ có thể kêu gọi bên sai phạm thực hiện phán quyết.

Đồng thời, việc tiến hành kiện Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế khi chúng ta phải chi trả chi phí tổ chức các phiên tòa. Bởi vậy, thiết nghĩ, việc chúng ta cần làm là dành thời gian đó để phát triển nội lực, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để từng bước ngăn chặn các hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thay vì khởi kiện và chờ đợi phán quyết trong một thời gian dài từ các cơ quan tài phán quốc tế, Việt Nam nên lựa chọn các giải pháp khả thi hơn trước mắt, nhất là việc tranh thủ sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của dư luận thế giới và kêu gọi sự đoàn kết của ASEAN nhằm tiếp tục tìm kiếm một giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Hơn nữa, cần nhấn mạnh rằng, đám rận chủ quốc nội và tổ chức phản động Việt Tân cho rằng với phán quyết của PCA thì bãi cạn Scarborough là của Philippines là nhận thức hoàn toàn sai lầm. Bãi cạn Scarborough thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Mọi hành động và phát ngôn nhằm kích động, yêu cầu kiện Trung Quốc của “đám rận chủ quốc nội” bè lũ phản động Việt Tân đều là sai trái, chỉ nhằm phục vụ lợi ích cá nhân đê hèn của chúng. Bởi vậy, tuyệt đối không được tin và làm theo những luận điệu xuyên tạc, kích động của chúng.

Trần Tuấn
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment