Bài toán khó của Hà Nội, Nhật Bản từng trải qua

Để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, chỉ có một phương pháp duy nhất là phải phát triển hệ thống giao thông công cộng.
Thời gian gần đây, chúng ta đã thấy nhiều ý kiến tranh luận trái chiều về Dự án xe buýt nhanh (BRT) của Hà Nội. Nội dung khá đa dạng, như ý kiến cho rằng khai thác BRT sẽ càng làm ùn tắc giao thông; tuyến BRT của Hà Nội không thể gọi là BRT nếu chiếu theo các tiêu chuẩn quốc tế; dự án là sự lãng phí tiền thuế của người dân, v.v…
Những phê phán này thể hiện sự quan tâm của người dân đến hiện trạng giao thông và nếu nhìn từ hiện thực, có thể nói chúng không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác, theo tôi, cần phải quay về khởi nguồn: đó là vấn đề giao thông đô thị Hà Nội.
Hà Nội, cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình cơ giới hóa cũng diễn ra nhanh chóng và trở thành thành phố có số lượng xe máy vô cùng lớn, một hiện tượng mà ít thành phố trên thế giới gặp. Không những thế, trong vài năm gần đây, lượng xe ô tô con cũng tăng lên nhanh chóng, dẫn đến ùn tắc giao thông nội đô nghiêm trọng.
Thực chất, để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, chỉ có một phương pháp duy nhất là phải phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC). Hoặc người dân phải hạn chế việc di chuyển bằng cách tìm nơi làm việc/ học tập ở gần nhà, trong khoảng cách có thể đi bộ. Tuy nhiên, với xu thế vùng thủ đô ngày càng mở rộng, hoàn thiện các chức năng đô thị, việc hạn chế di chuyển là phi hợp lý.
Khi mọi người đều muốn sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển, có một cách giải quyết là xây những con đường to rộng 8 - 10 làn đường như nước Mỹ. Nhưng đối với những thành phố châu Á có diện tích đất chật chội, mật độ dân cư cao, việc xây dựng giao thông đô thị hướng tới phương tiện ô tô cá nhân là điều gần như không thể thực hiện.
Trạm dừng xe buýt nhanh BRT được xây dựng trên đường Tố Hữu, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng/ Kinh tế đô thị
Đường sắt đô thị: kinh phí rất lớn
Đối với GTCC, việc xây dựng hệ thống đường sắt đô thị cần phải có nguồn kinh phí rất lớn và thời gian cũng tương đối dài. Chẳng hạn, để có được hệ thống hạ tầng GTCC phát triển như ngày nay, Tokyo đã phải mất hơn 100 năm với chi phí đầu tư nhiều không tính xuể, và Nhật Bản vẫn đang tiếp tục phải đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống.
Hà Nội đang triển khai xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng các tuyến đường sắt số 1, số 2, số 2A, số 3. Tuy nhiên, chỉ khi nào trong thành phố hình thành được cả một mạng lưới hệ thống GTCC hoàn chỉnh thì từng tuyến cũng như cả toàn hệ thống mới phát huy được hiệu quả cao nhất.

Một hệ thống GTCC tăng gấp đôi chiều dài sẽ có khả năng bao phủ một vùng rộng gấp bốn. Xây dựng đường sắt đô thị rất tốn kém về tiền bạc và thời gian, đồng thời vẫn cần có hệ thống GTCC phụ trợ kết nối với nó. Vì vậy để hình thành mạng lưới GTCC tổng thể như đã nói ở trên, thì việc xây dựng và khai thác hệ thống BRT và buýt đô thị kết hợp với đường sắt đô thị là quan trọng và cần thiết.
Một số ý kiến cho rằng xây dựng BRT là không khả thi, thà rằng dùng ngân sách đó để đầu tư mua thêm xe buýt thường là cũng đủ rồi. Nhưng chỉ mới cách đây ít lâu, cũng lại có những chỉ trích rằng Hà Nội có quá nhiều xe buýt và đó là nguyên nhân gây ùn tắc.
Có một thực tế là sau nhiều năm lượng người sử dụng xe buýt ở Hà Nội tăng đều ổn định thì gần đây đang có xu hướng giảm sút. Hiện tượng này cũng đang xảy ra ở TP. HCM.
Thu nhập tăng lên, số người có thể mua được xe máy, ô tô riêng tăng lên, dần dần xa lánh xe buýt. Hệ quả có thể là doanh thu xe buýt giảm sút, kinh doanh gặp khó khăn, nhiều tuyến buýt phải ngừng khai thác. 
Một số vùng của Nhật Bản cũng đã từng trải nghiệm việc này. Khi hệ thống giao thông không còn hoạt động, ùn tắc xảy ra trầm trọng hơn. Những người không có phương tiện cá nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển.Chính quyền địa phương đã phải xác định lựa chọn ưu tiên phát triển hệ thống GTCC, tạo ưu đãi để dịch vụ, hỗ trợ khôi phục việc kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải công cộng, và đặc biệt, chấp nhận rằng điều này có ảnh hưởng phần nào đến người sử dụng phương tiện cá nhân.
Kết quả, ngày nay dân số Nhật là 127 triệu, và mặc dù số ô tô người dân sở hữu là tương đối nhiều nhưng tới 80% các chuyến đi của người dân được thực hiện bằng GTCC.
(Còn tiếp)
TAKAGI Michimasa,
Tư vấn trưởng Dự án Cải thiện GTCC tại Hà Nội (Dự án Hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản-JICA)
Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/316815/bai-toan-kho-cua-ha-noi-nhat-ban-tung-trai-qua.html
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

24 comments :

  1. giao thông công cộng muốn phát triển thì cần phải có ý thức của người dân nữa, nếu với ý thức chấp hành giao thông của dân ta đang còn kém thế này thì tôi thấy bài toán này càng rất khó

    ReplyDelete
  2. cái căn bản là các bố ngồi trên các bố có quyết tâm hay không thôi, giờ giao thông công cộng như mà giá đắt như thế, chất lượng kém như thế thì ai tham gia cho được cơ chứ

    ReplyDelete
  3. đầu tiên cán bộ phải tạo được uy tín với dân đã kìa, chứ chưa làm mà đòi ăn thế dân ghét dân không nghe theo thì còn lâu mà làm nhé, xe buýt nhanh kia thấy bảo tốt nhưng mà tiền thì ăn hết rồi mà dự án chưa thấy đâu

    ReplyDelete
  4. giờ ở Hà Nội có 2 vấn đề, đầu tiên đó là ý thức của người dân thứ hai đó là chất lượng của giao thông công cộng, nếu giao thông công cộng mà đáp ứng được nhu cầu của dân, rẻ nữa thì lúc nào dân chả muốn

    ReplyDelete
  5. cái chính là ở lãnh đạo thôi, nếu quyết tâm thì sẽ ok thôi, đây lãnh đạo cũng trời ơi đất hỡi, cũng thích ăn này nọ, dự án chưa về mà tính chia chác này nọ rồi mà

    ReplyDelete
  6. nhìn cái đường sắt trên cao kia mà ức, chưa biết hiệu quả thế nào mà nó đã ngốn biết bao nhiêu là tiền của, đã thế gây biết bao nhiêu là vấn đề bức xúc trong dân nữa chứ, chậm tiến độ gần như hơn nữa tiến độ ban đầu

    ReplyDelete
  7. giao thông công cộng mà các bố làm như cái đường sắt trên cao kia thì thôi, lạy mấy bố, mấy bố đừng làm cho rồi, làm mà các bố cứ thích ăn là chính, sai phạm này nọ

    ReplyDelete
  8. bài toán khó nhưng mà quyết tâm thì giải được thôi mà, chỉ sợ là như cái đường sắt trên cao, lạc hậu và tốn biết bao nhiêu là tiền của mà tiền vay nữa chứ chất lượng thì của trung quốc khiến dân không thể yên tâm

    ReplyDelete
  9. nhớ trước đây biết bao là khó khăn, vậy mà chỉ cần sự đồng lòng của dân cái gì cũng vượt qua cả, vậy mà bây giờ một cái vấn đề nhỏ thế mà cũng đau đầu, bởi lẽ cán bộ không uy tín với dân, ăn thì nhiều làm thì ít

    ReplyDelete
  10. Tôi thấy muốn có kết quả tốt và lâu dài, người tham gia giao thông nên kiên nhẫn và chờ đợi. Bởi kết quả của một công trình sẽ đổi lấy sự an toàn và di chuyển hợp lý cho họ. Có xây dựng thì phải chịu hơi chật chội tí là chuyện bình thường, vậy mà có nhiều người cũng tỏ thái độ vì chuyện này thì đất nước khó mà hiện đại được.

    ReplyDelete
  11. cái chính là do chính quyền Hà Nội hiện nay không được dân tín nhiệm cho lắm, bởi lẽ có quá nhiều sai phạm từ chính quyền Hà Nội mà làm dân quá bức xúc rồi

    ReplyDelete
  12. tôi nói thật xe buýt 7k/lượt thử hỏi thế dân sao đi cơ chứ, đi một đoạn cũng 7k, đi về nữa là 14k, trong khi giá xăng dầu đã giảm rồi mà nó có chịu giảm đâu cơ chứ

    ReplyDelete
  13. Đây không chỉ là bài toàn khó cho Hà Nội mà còn của nhiều đô thị khác ở nước ta. làm sao để giải quyết một cách triệt để hiệu quả nhất mới hợp lý đây???

    ReplyDelete
  14. chẳng khó gì cả, nếu tạo được đồng thuận của dân thì sẽ ok hết, nên đưa ra cái kế hoạch để dân đóng góp ý kiến, hiến kế để thực hiện chứ càng để lâu càng ùn tắc càng nhiều thôi

    ReplyDelete
  15. bài toán khó khăn gì đâu cơ chứ, căn bản các bác không chịu lấy ý kiến của dân đấy chứ, giờ các bác đứng ra, bảo dân hiến kế đi tôi tin sẽ có rất nhiều kế hay và rất hợp với lòng dân

    ReplyDelete
  16. Xin thưa rằng tâm lý người Việt khác người Nhật. Người Việt mỗi cá nhân đều muốn có một phương tiện riêng.

    ReplyDelete
  17. hà nội xây mãi một con đường sát Cát Linh - Hà Đông đến cả gần chục năm rồi vẫn chưa được đi. Chắc kiếp sau họa may mới thấy nó. Quá lâu đối với một công trình trọng điểm như vậy

    ReplyDelete
  18. Vẫn rất muốn ủng hộ chính quyền nhưng cũng phải hối thúc chính quyền đốc thúc các nhà thầu xây dựng. Còn quá nhiều công trình chậm tiến độ, đội vốn lên cao gây thiệt hại cho đất nước nhưng vẫn chưa nghiệm thu được kết quả gì. Như vậy thì muốn lòng dân yên ổn cũng khó.

    ReplyDelete
  19. trường sắt Cát linh làm mãi đã xong đâu. Đừng ướt mơ có một tương lai thông thoáng ở Hà Nội> Chặt cây làm đường bị chửi, nơi rộng vỉa hè - đền bù.

    ReplyDelete
  20. Xin thưa đừng bao giờ so sánh Việt Nam và Nhật Bản.. Hai dân tộc hoàn toàn khác nhau, người Nhật họ khác dân Việt.

    ReplyDelete
  21. Làm gì cũng phải hợp lí phải đặt lợi ích Nhân dân lên hàng đầu, đừng để như hiện tượng đường sắt trên không, làm cho dân quá khổ rôi

    ReplyDelete
  22. Làm gì thì làm chúng ta cần phải cân nhắc thật kĩ. Hơn nữa, ý thức của người dân là hết sức quan trọng. Hơn nữa các công trình giao thông ở Hà Nội rất chậm tiến độ. Điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động lưu thông

    ReplyDelete
  23. Làm gì thì làm chúng ta cần phải cân nhắc thật kĩ. Hơn nữa, ý thức của người dân là hết sức quan trọng. Hơn nữa các công trình giao thông ở Hà Nội rất chậm tiến độ. Điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động lưu thông

    ReplyDelete
  24. Người Việt Nam thật sự không thể giống người Nhật Bản được.

    ReplyDelete