GIẢNG DẠY CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở VIỆT NAM LÀ HỢP HIẾN VÀ CẦN THIẾT

Trong thời gian gần đây dư luận có tranh cải xung quanh việc Đại học Fulbright Việt Nam do người Mỹ chủ trương thành lập ở Việt Nam trong vấn đề giảng dạy Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Dưới góc độ cá nhân là một sinh viên đang học tập tại một trường đại học ở Việt Nam, tôi xin nêu lên quan điểm của mình về vấn đề trên như sau:

Theo quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta; theo xu thế vận động của thời đại, việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên tất cả các lĩnh vực là rất cần thiết. Vì vậy, việc Chính phủ Mỹ chủ trương thành lập Đại học Fulbright Việt Nam là điều rất đáng hoan nghênh, khẳng định một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước sau hơn 20 năm bình thường hóa mối quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Đây cũng là điều kiện để chúng ta giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của người Mỹ trong công tác quản lý, tổ chức, cũng như nội dung chương trình và cách thức giáo dục đại học; là điều kiện để chúng ta đào tạo nguồn nhân lực mới phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Song việc Đại học Fulbright Việt Nam không chấp nhận đưa nội dung Chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong chương trình giảng dạy là hoàn toàn sai, không những trái với pháp luật của Việt Nam, mà còn trái với nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của mỗi con người. Thứ nhất, không chỉ riêng nước ta, mà hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm đến việc giáo dục, trang bị hệ tư tưởng lý luận của chế độ chính trị nước mình đối với toàn thể công dân. Họ tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng chủ yếu nhất vẫn là đưa các nội dung đó vào giảng dạy bắt buộc ở các học viện, nhà trường. Tùy chế độ chính trị khác nhau mà các nước lựa chọn nội dung giảng dạy khác nhau. Ở Việt Nam chúng ta, với chế độ xã hội Xã hội chủ nghĩa, chúng ta lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động, thì việc pháp luật Việt Nam quy định giảng dạy Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung bắt buộc ở các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam là phù hợp. Trong khi đó, Đại học Fulbright Việt Nam mặc dù do Chính phủ Mỹ chủ trương thành lập nhưng vẫn thuộc hệ thống các trường đại học ở Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam thì cũng phải tuân thủ theo quy định này của pháp luật Việt Nam. Thứ hai, Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm lý luận cách mạng và khoa học, là thành tựu tri thức của nhân loại chứ không riêng của một quốc gia, dân tộc nào; Chủ nghĩa Mác – Lênin càng không phải là sản phẩm riêng có của các nước xã hội chủ nghĩa mà nó là sản phẩm chung của xã hội loài người. Vì vậy, học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng là học tập, nghiên cứu tri thức của nhân loại, vừa là để đáp ứng nhu cầu, vừa là để bảo đảm quyền được học hỏi, nghiên cứu của con người thì không có lý do gì mà không đưa nội dung Chủ nghĩa Mác – Lênin vào giảng dạy. Từ hai nhận định nêu trên, chúng ta có thể khẳng định việc giảng dạy Chủ nghĩa Mác – Lênin trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam là hợp hiến và cần thiết.

Nhân đây tôi cũng có đôi điều trao đổi với ông Trần Văn Chánh – tác giả bài viết “Ghi chép một số nhận định về việc nghiên cứu và giảng dạy Chủ nghĩa Mác – Lênin tại Việt Nam”. Phần lớn nội dung ông viết tập trung nêu lên những hạn chế, bất cập trong việc nghiên cứu, giảng dạy Chủ nghĩa Mác – Lênin hiện nay ở nước ta, tôi xin trích lại một số nội dung sau: “…Đây là môn học bắt buộc, còn là môn “điểm danh” vì không cho phép sinh viên vắng mặt. Thậm chí học sinh – sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc… cũng phải học, mặc dù hầu như không bao giờ họ vận dụng…”. “Môn triết học Mác bị nghiên cứu và giảng dạy một cách giáo điều… Dùng chính trị để nghiên cứu và chi phối triết học”. “Việc nghiên cứu triết học lại chỉ do các công chức thực hiện nên không thể có tự do tư tưởng…”. “Gần 100% sinh viên đều cho biết họ phải học nó một cách hết sức trầy trật vất vả, chán nản, theo kiểu é a thuộc lòng, như để trả nợ quỷ thần, …kết quả đầu óc các em sinh viên không vỡ vạc ra điều gì mới mẻ…trái lại còn trở thành những kẻ nô lệ đáng tội nghiệp, từ đó thui chột hết tinh thần phê phán và óc sáng tạo, đâm ra chán ghét không chỉ triết học Mác mà chẳng còn thiết gì đến hoạt động tư tưởng hay tư duy”. Trước những hạn chế ông nêu lên tôi đồng tình, vì việc nghiên cứu, giảng dạy Chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng, vấn đề giáo dục ở nước ta hiện nay nói chung, đây là vấn đề mang tính xã hội thì khi thực hiện không thể không mắc phải hạn chế, khuyết điểm; nhưng tôi không đồng tình với cách nhìn phiến diện, một chiều của ông, chúng ta phải có cách nhìn tổng quát và toàn diện, bên cạnh những hạn chế thì chúng ta cũng thu được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu và học tập Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ những bài học thành công và thất bại trong việc vận dụng Chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn, Đảng ta không ngừng đổi mới, đúc kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận vào đường lối lãnh đạo đất nước mà kết quả được minh chứng qua thành tựu sau 30 năm đổi mới. Trong lĩnh vực giáo dục nói chung, việc giảng dạy các môn lý luận nói riêng, chúng ta cũng không ngừng cải cách, thay đổi tư duy trong dạy và học, từ quan điểm chú trọng việc truyền thụ kiến thức sang nâng cao năng lực cho người học, đặc biệt là năng lực tư duy. Những hạn chế ông đưa ra là thiểu số, tồn tại ở một số trường, một số sinh viên chưa có đủ cơ sở để kết luận đó là những hạn chế phổ quát và hệ thống được, không thể vì thế mà chúng ta quy chụp chung trong toàn xã hội được. Với lại pháp luật quy định: sinh viên tất cả các trường đại học phải học 3 môn học lý luận chính trị bắt buộc gồm: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.Thời lượng dạy - học các môn lý luận chính trị là 10 tín chỉ (15 đơn vị học trình). Quy định bắt buộc như vậy không phải là ép buộc, áp đặt cứng nhắc mà một mặc là do nhu cầu học tập và những giá trị to lớn của Chủ nghĩa Mác – Lênin (như phân tích ở phần trên), một mặt để tạo ra sự thống nhất chung trong chương trình giáo dục Chủ nghĩa Mác – Lênin ở tất cả các trường trong cả nước, tạo cơ sở cho các trường xây dựng nội dung, chương trình, thời gian để gảng dạy các môn lý luận, không vì thế mà chúng ta cho là áp đặt được. Mặc khác việc nghiên cứu, học tập Chủ nghĩa Mác – Lênin ở nước ta hiện nay là mang tính mở, gắn với điều kiện, đặc điểm tình hình của nước ta, pháp luật nước ta cũng không nghiêm cấm việc nghiên cứu, học tập các trào lưu tư tưởng khác và không hề có việc dùng chính trị để nghiên cứu và chi phối triết học. Ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay, tùy theo chuyên ngành đào tạo mà nhà trường bố trí nội dung giảng dạy các môn lý luận sao cho phù hợp với đối tượng đào tạo, sinh viên không chỉ được nghiên cứu Triết học Mác – Lênin, mà còn được tiếp cận các trào lưu tư tưởng khác nhau, như triết học phương Đông: Phật giáo, nho giáo, đạo giáo…, hay triết học phương Tây trước Mác: triết học Hy Lạp cổ đại, triết học Hêghen, Phoiơbắc…, hay các trào lưu triết học phương Tây hiện đại: Chủ nghĩa thực chứng, Chủ nghĩa thực dung, Chủ nghĩa xã hội dân chủ…thì làm sao có chuyện “không tự do tư tưởng” được. Chúng ta càng không thể cho rằng đây là môn học điểm danh, không cho phép sinh viên vắng, vì không riêng môn học này mà đối với tất cả các môn học khác cũng vậy, nếu sinh viên không tham gia đủ thời lượng học tập thì không đủ điều kiện thi kết thúc môn, phải tổ chức học bù, học lại, đây là điều hiển nhiên… Những nhận xét tôi đưa ra là thực tế trong thực tiễn môi trường học tập của mình, nó không phải là một nhận xét cảm tính, phỏng đoán, xin nêu lên để cùng trao đổi với tác giả Trần Văn Chánh. Bản thân tôi thiết nghĩ, đã là người học tập, nghiên cứu lý luận, mà đặc biệt là triết học Mác – Lênin thì khi xem xét một vấn đề gì, chúng ta nên có cái nhìn khách quan, toàn diện, chỉ ra được những cả mặt tích cực và cả mặt hạn chế, định hướng được giải pháp để phát triển vấn đề đó trên cơ sở phát huy tính tích cực, khắc phục hạn chế của nó. Bài viết “Nhận định về việc nghiên cứu và giảng dạy Chủ nghĩa Mác – Lênin tại Việt Nam” của Hắn chỉ là một mặt, chỉ nhìn thấy được mảng tối của vấn đề mà chưa hoặc cố tình không nhìn thấy những mặt tích cực của nó, điều này cũng đồng nghĩa với một nhà nghiên cứu lý luận nữa vời thôi ông Chánh à!

DŨ HUỲNH
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment