TỪ VỤ VIỆC Ở CẦU NHẬT TÂN ĐẾN SỰ CHỘP GIỰT CỦA BÁO CHÍ

Những ngày qua, vụ việc “Công an hành hung phóng viên” trên cầu Nhật Tân được đăng tải rất nhiều trên các báo. Ngay cả chương trình thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cũng đưa tin và hình ảnh với góc nhìn rất thiếu thiện cảm và dễ gây bức xúc cao độ. Nhưng từ đây, ta mới thấy căn bệnh của nền báo chí Việt Nam hiện nay, đó là sự chộp giựt thông tin.

Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, căn bệnh ấy bắt đầu nảy mầm và trong những năm gần đây nó phát triển rất mạnh. Chạy theo thị hiếu dư luận, các bài báo bắt đầu có xu hướng câu viu từ giật tít bài có tính chất nắn gân đến chuyện đưa thông tin úp mở, đa nghĩa, thiếu định hướng. Trước đây,  báo chí thể hiện tính cách mạng, đưa tin trung thực, chính xác khách quan, và nhà báo được coi trọng và vị nể bao nhiêu thì ngày nay nó mạt bấy nhiêu. Phóng viên giờ viết đủ thể loại từ gái đĩ, nghiện, lưu manh, sửu nhi, tình ái miễn sao viu cao, tiền vào chặt túi.


Trở lại vấn đề chính, sau khi vụ việc xảy ra, hàng loạt các báo đã thể hiện sự nóng vội khi nhanh chóng chộp giựt thông tin vụ việc, đăng tải thông tin một cách thiếu khách quan, đưa ra góc nhìn quy kết bản chất sự việc. Có thể dẫn ra đây một số ví dụ,

Báo Tuổi trẻ có các bài “Sẽ xử lý nghiêm vụ phóng viên bị hành hung”; “Điểm nóng 360: Hà Nội sẽ xử theo luật vụ nhà báo bị tấn công”; thậm chí còn đăng bài “Lễ phép với nhân dân” của tác giả Phạm Vũ lôi cả “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND” như “Đối với nhân dân phải: Kính trọng – Lễ phép” để lập luận. Hơn thế, Báo Tuổi trẻ còn đăng bài “Gương mặt và Quả đấm” của tác giả “Bút Bi” mỉa mai vụ việc này.

Báo Người Lao Động có các bài viết “Phóng viên Báo Tuổi trẻ bị hành hung khi tác nghiệp”; “Công an hành hung phóng viên, cản trở phóng viên tác nghiệp”; “Cảnh sát hình sự hành hung phóng viên Báo Tuổi Trẻ”


Báo Lao Động có các bài “Đừng im lặng: Chúng tôi phản đối hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp” có nội dung cho rằng “Chúng tôi muốn nói lên sự thật. Không ai có quyền cản trở nhà báo”. Thậm chí còn đòi “lời xin lỗi có đủ không?”



Báo Thanh Niên có các bài viết “Công an huyện Đông Anh hành hung phóng viên khi tác nghiệp”; “Điều tra vụ công an hành hung phóng viên”. Báo Một Thế Giới có bài “Phóng viên báo Tuổi Trẻ bị đánh chảy máu miệng khi tác nghiệp”


Báo điện tử VnMedia có các bài “Hội Nhà báo yêu cầu xử nghiêm vụ hành hung phóng viên”; “Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo làm rõ kẻ hành hung phóng viên trên cầu Nhật Tân”.

Trang tin Zing có các bài “Cảnh sát hình sự ở Hà Nội hành hung phóng viên”; “Hội Nhà báo yêu cầu xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên”.

Trang báo điện tử Soha có các bài báo “Nhà báo bị hành hung trên cầu Nhật Tân: GĐ Công an HN nói gì?”; “Phóng viên tác nghiệp bị Công an cản trở, “tung chưởng” vào mặt” có nội dung cho rằng “trong quá trình tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, PV Quang Thế của báo Tuổi Trẻ đã bất ngờ bị 2 nam thanh niên từ trong hiện trường đi ra đấm, đá liên tiếp vào người”.

Báo Tiền Phong có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Phóng viên bị công an hành hung: Công an Hà Nội vào cuộc”; “Clip tố công an Đông Anh cản trở phóng viên tác nghiệp”

Báo Người đưa tin có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp: Hội Nhà báo VN lên tiếng”; “Nhà báo bị hành hung trên cầu Nhật Tân: GĐ công an Hà Nội nói gì?”

Báo điện tử VietnamPlus (TTXVN) có các bài “Phóng viên Tuổi Trẻ bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Yêu cầu xử nghiêm vụ hành hung phóng viên Tuổi trẻ”

Báo PetroTimes có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Hội Nhà báo lên tiếng vụ phóng viên bị hành hung”.

Báo điện tử VOH có bài “Phải bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp đúng pháp luật”. Báo Đại đoàn kết có bài “Phóng viên báo Tuổi trẻ bị hành hung khi tác nghiệp”. Báo Công Lý có bài “Một phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”. Báo Đất Việt có bài “Công an hành hung phóng viên: Đến tận nơi xin lỗi”. Báo điện tử VTC có bài “Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo làm rõ những kẻ hành hung phóng viên trên cầu Nhật Tân”. Báo điện tử VOV có bài “Hà Nội: Công an huyện Đông Anh xin lỗi vì hành hung phóng viên” .


Tất cả chỉ là sự đòi hỏi và đăng thông tin theo lá đơn tố cáo của phóng viên và video clip bị cắt ghép 100%.  Đây là một điều rất đáng tiếc và đáng buồn. Khi đăng tải thông tin, các tờ báo đã không hề có một sự điều tra, lấy ý kiến của cán bộ công an, những người chứng kiến. Tại sao các tờ báo không tự đặt câu hỏi và đi tìm sự thật xem người phóng viên kia đã làm gì để nhận được phản ứng như thế từ phía cán bộ công an?

Sự thật ở đâu? Vào những ngày này, các tờ báo đang tự thay đổi ý nghĩa cụm từ "sự thật" qua những hoạt động của mình. Người làm báo vốn dĩ phải biết cầm cân nảy mực, mỗi thông tin viết ra phải trải qua sự chọn lọc, suy xét. Nhưng thực tế, người ta đang thấy một sự nóng vội rất đáng chê trách. Phải chăng căn bệnh chộp giựt đang ngày một ăn sâu vào nền báo chí? Thật đáng lo ngại. Các tờ báo cần xem lại mình. Nếu một tờ báo để căn bệnh chộp giựt, chạy theo thị hiếu dư luận tiếp tục tồn tại trong bản thân thì tờ báo ấy mãi mãi không thể đảm bảo yếu tố sự thật và chức năng định hướng thông tin.

HỮU THỨC
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

2 comments :

  1. Phàm việc gì cũng phải thận trọng suy xét. Làm phóng viên càng phải cẩn thận trong việc đưa thông tin. Mọi sự ẩu tả nào trong quá trình hoạt động báo chí đều có thể dẫn tới 1 thảm họa, đều là sự bất lương.

    ReplyDelete
  2. các bạn có thể suy nghĩ một chút được không. lực lượng công an là lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cho xã hội ,.đương nhiên để thực hiện nhiệm vụ của mình họ sẽ phải chạm mặt với người dân, xử lí những người phạm tội . nhưng không hiểu sao các bạn lại coi họ như kiểu kẻ thù là sao mình không hiểu . họ chỉ đang làm bảo vệ bình yên cho xã hội này thôi mà , người mà họ bắt và xử lí là những kẻ vi phạm , phạm tội chứ có phải là những người dân bình thường đâu .thật không thể hiểu nổi.

    ReplyDelete