CHUYỆN NHÀ BÁO TRÊN CẦU NHẬT TÂN

Sự việc phóng viên của báo tuổi trẻ Quang Thế được các anh hình sự chào hỏi bằng dăm ba miếng võ trong lúc anh phóng viên này chuẩn bị tác nghiệp tại vụ án trên cầu Nhật Tân đang nổi đình nổi đám trên báo chí suốt thời gian qua. Sự việc này có vẻ như được làm rùm beng lên bởi giới báo chí bởi vì có nhà báo là người trong cuộc nên các đồng sự của Quang Thế đã bênh anh ấy một cách ra mặt, thậm chí là cắt xén video để bạn đọc thấy công an lại đánh người.

Bằng lời nói, tôi xin tả lại ngắn gọn sự tình trước khi Quang Thế nhận một liên hoàn cước. Câu chuyện là thế này, anh phóng viên lên cầu Nhật Tân để chụp ảnh một vụ chết người, cảnh sát hình sự đã có mặt từ trước đó rất sớm và đang tiến hành điều tra. Còn anh phóng viên đến sau thì cố vượt rào vào để chụp ảnh, bị nhắc nhở nhưng vẫn cố bon chen nên đã bị các chiến sĩ cho dăm cái bạt tai, một phát đá vào xương cụt và 2 cú nốc ao vào quai hàm với nội lực vừa đủ để anh phóng viên bị vô hiệu hoá trong tích tắc.
Hiện trường vụ án đang được lực lượng chức năng bảo vệ

Nếu bạn đọc đã xem clip nguyên bản chưa bị cắt xén thì sẽ thấy các chú cảnh sát hình sự làm việc với anh nhà báo rất bài bản, trong clip rõ ràng đồng chí cảnh sát đã mời người phóng viên ra khỏi hiện anh ta không những không chấp hành mệnh lệnh của người thi hành công vụ. Rõ ràng, ngay từ đầu anh ta đã phạm luật tại điều 257 Bộ Luật Hình Sự có quy định “Dùng Những Thủ Đoạn Cản Trở Người Thi Hành Công Vụ”. Không những xâm hại hiện trường, phóng viên Quang Thế (chắc chưa đã có thẻ) nhưng vẫn khăng khăng mình có thẻ nhà báo và hô hoán rằng công an cản trở tác nghiệp trong khi các chiến sĩ cảnh sát và viện kiểm sát đang làm việc, thậm chí lớn tiếng thách thức “đòi đưa tin” lực lượng chức năng.

Qua sự việc trên ta có thể thấy anh phóng viên không những đã vi phạm nguyên tắc của lực lượng chức năng mà lại còn cố tình chống lại người thi hành công vụ. Theo như tôi được biết, nguyên tắc đầu tiên trong phá án, đó là phải bảo vệ hiện trường bằng mọi giá, cảnh sát hình sự họ được đào tạo kỹ càng và bài bản, ngay cả việc chụp ảnh nạn nhân cũng cần vài chục giờ học cả lí thuyết với thực hành mới có thể làm mà không xáo trộn hiện trường. Khi cảnh sát đến nơi, việc đầu tiên là phong toả không cho người dân tiếp cận, thậm chí, họ có quyền chặn cả cây cầu để phục vụ điều tra. Một nguyên tắc nữa, đó là ngoài bảo vệ hiện trường về mặt vật lý, thì cảnh sát cần phong toả thông tin để tránh đánh động hung thủ. Khi anh phóng viên cố chụp ảnh, cảnh sát có quyền nghi ngờ anh thu thập thông tin để hỗ trợ hung thủ, hoặc phát tán đánh động hung thủ. 

Chính vì thế mà Giám đốc Công an Hà Nội đã phải chỉ đạo giải quyết nhanh chóng sự việc này. Qua đây tôi nhận thấy một vấn đề đáng được báo động đó là cái tâm của nhà làm báo. Sức lan tỏa của báo chí đối với cộng đồng và xã hội là khó có thể đong đếm được, chính vì nhận thức được tầm quan trọng của mình nên nhà báo hiện nay đang có dấu hiệu lộng quyền trên lĩnh vực thông tin, phải nói thẳng ra rằng tất cả các ban ngành cơ quan đều phải e dè với cánh nhà báo, nếu như nhà báo viết tốt đẹp thì không sao nhưng chẳng may làm phật ý mấy anh phóng viên thì chết dở, kiểu gì ngày mai cũng thấy bản thân hoặc cơ quan của mình lên trang nhất với dòng tít không được hay ho cho lắm.

Trở lại vụ việc trên, trong vụ việc này cánh nhà báo cũng như vậy, họ đã bán đi lương tâm của nhà báo cho quỷ dữ mà đã mặc nhiên cắt xén video và xuyên tạc đi sự việc làm cho quần chúng nhân dân thêm một phen loạn lạc về thông tin và thêm một lần nữa nhân dân có cái nhìn không tốt về công an. Vì sao tôi lại nói là “thêm một lần nữa” là bởi vì trước đây đã có nhiều bài báo và tin tức kiểu như này rồi, đặc biệt là báo Tuổi trẻ mà anh phóng viên vừa bị “đá” trước đây cũng đã có bài viết với dòng tít không thể chấp nhận được “Làm thế nào để đối phó với công an?”. Qua sự việc trên có lẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các cấp lãnh đạo và các ban ngành và đặc biệt là các nhà báo cần kiểm điểm lại tư cách người làm báo của mình, cần phải chấn chỉnh ngay bộ phận nhà báo thiếu đạo đức để xã hội và dư luận Việt Nam thực sự khách quan và trung thực.

SVVN
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment