PHÓNG VIÊN LỘNG QUYỀN

Phóng viên – thuật ngữ để chỉ những người tác nghiệp về nghiệp vụ báo chí trong các tờ báo, đài truyền hình, đài phát thanh… Khi cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng nâng cao, nhu cầu tinh thần đòi hỏi con người ta được tiếp cận nhiều thông tin về mọi mặt của xã hội thì phóng viên ngày càng trở thành một lực lượng quan trọng trong quá trình cung cấp thông tin cho người dân. Thống kê tại Việt Nam cho thấy, hầu hết dân số Việt Nam đều có thói quen đọc tin, nghe đài, xem ti vi nhằm thu thập thông tin. Rõ ràng từ những nhu cầu thiết thực của con người dẫn đến vai trò quan trọng của phóng viên.

Thực tế thời gian qua cho thấy, vai trò của phóng viên đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho người dân, đặc biệt là các thông tin liên quan đến quyền và lợi ích của người dân. Điển hình như vấn đề xả thải của Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng hệ sinh thái 4 tỉnh miền trung Việt Nam, vấn đề thực phẩm bẩn như thịt lợn bẩn, rau bẩn, công nghệ bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, tình trạng tham ô, quan liêu… đã kịp thời giúp cho cơ quan chức năng có những thông tin hữu ích nhằm trấn áp, phòng ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật, kẽ hở trong công tác quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, vai trò của phóng viên càng lên cao thì đạo đức phóng viên lại cần phải xem xét. Thực tế cho thấy, không ít phóng viên (cả trong nước và nước ngoài) vì đảm bảo tính cạnh tranh, tính thời sự nhằm thu hút người xem, người đọc đã đưa tin sai sự thật, đưa tin chưa có kiểm chứng cho người đọc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính trị, thanh danh của cá nhân. Thậm chí có những phóng viên sử dụng thẻ nhà báo trực tiếp đe doạ cá nhân, tổ chức trong đó có cả những lực lượng chức năng như Công an, quân đội.

Sự việc tại Huyện Đông Anh, Hà Nội, phóng viên Quang Thế (báo Tuổi trẻ) cố gắng can thiệp vào quá trình bảo vệ hiện trường, quá trình điều tra vụ án mạng là một thực trạng tiêu biểu cho “sự lộng hành” của một số phóng viên hiện nay. Cố gắng tiếp cận hiện trường trước sự giải thích ngăn chặn của lực lượng chức năng, rồi đe doạ lực lượng chức năng là những mục đích mà phóng viên đó quan tâm, bỏ ngoài mục đích cao nhất là truy tìm, xử lý đúng tội phạm. Sự việc trên cho ta thấy lương tâm nhà báo đang là một vấn đề cần được xã hội quan tâm và lên án.

Ở nước ngoài, hoạt động báo chí được ra đời từ rất sớm và hoạt động rất mạnh, chuyên nghiệp nhưng người ta chưa bao giờ có những hành vi như phóng viên Quang Thế. Mọi người đều tôn trọng pháp luật, tôn trọng mục đích chung cao nhất. Đó mới chính hoạt động báo chí.

XỨ THANH
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment