TRUNG QUỐC CŨNG RẤT LO SỢ GÓT CHÂN ASIN


Trung Quốc – Philippines và cán cân pháp lý
Tưởng chừng câu chuyện Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc và những hành động vi phạm nghiêm trọng Công ước về luật biển 1982 không làm cho Trung Quốc sợ, nhưng sự thực lại không phải như vậy. Người ta nghĩ rằng, khi Trung Quốc không tham gia phiên tòa và tuyên bố tòa án trọng tài quốc tế không có thẩm quyền xét xử vụ kiện, có nghĩa là với quan điểm sử dụng sức mạnh quân sự, ngoại giao, sức ép nước lớn Trung Quốc sẽ vô tư không sợ cho dù kết quả có ra sao. Tuy nhiên, hành động của người phát ngôn Bộ Ngoại giáo Trung Quốc Hoa Xuân Doanh vừa qua là đã chứng minh điều ngược lại.
Không thể bình tĩnh trước những động thái đầy quyết liệt và những bằng chứng sát thực của Philippines đưa ra trước phiên tòa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có một hành động không giống với những gì Trung Quốc đã từng làm đó là kêu gọi Philippines từ bỏ vụ kiện Biển Đông và đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh.
Thật bất ngờ, một Trung Quốc đang xưng hùng xưng báo trên biển Đông, bất chấp đạo lý và pháp luật để đạt được tham vọng bá chủ vùng biển này thì nay lại phải phát ra những ngôn từ không mấy là dễ chịu đối với chính họ. Lời phát biểu của bà Hoa Xuân Doanh cho thấy, dường như những động thái mạnh mẽ của Philippines trong vụ kiện đường chín đoạn đã dẫm lên chính “gót chân Asin” của Trung Quốc; thứ mà được chính quyền Trung Quốc bao bọc bằng sức mạnh kinh tế, quân sự và sức ép của một nước lớn.
Gót chân Asin của Trung Quốc rất dễ nhận thấy; trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, thứ mà Trung Quốc yếu nhất cũng là lo sợ nhất và quan trọng nhất đó là những bằng chứng, căn cứ pháp lý chứng minh chủ quyền quốc gia. Đó chính là lý do vì sao Trung Quốc luôn sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế, ngoại giao trong các tranh chấp trên biển Đông thay vì đối thoại thông qua căn cứ pháp lý; đồng thời, Trung Quốc cũng cố gắng ép các nước có liên quan giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp song phương để dễ bề gây áp lực.
Ngày 7/7 tòa PCA bắt đầu nghe giải trình của Philippines, để quyết định xem tòa có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện hay không và phiên toà kết thúc hôm 13/7. Vụ việc này có tính chất nghiêm trọng đến mức, toà án hoạt động theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã cho phép phía Philippines điều trần lần 2 trước tòa. Đây tuy chỉ là “thủ tục thông thường” khi các thẩm phán muốn “tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề của vụ kiện” nhưng nó cũng cho thấy sự quan tâm lớn của Tòa; theo đó, Bắc Kinh có thời hạn đến ngày 17/8 để hồi đáp với toà và phán quyết cuối cùng sẽ được tòa đưa ra trong năm nay.

Trung Quốc có một tháng để trả lời chính thức Tòa quốc tế. Đó cũng là quãng thời gian để Trung Quốc suy nghĩ cách đối phó. Vậy, tác giả của “Đường lưỡi bò” sẽ làm gì tiếp theo? Câu hỏi này thật khó trả lời. Nhưng chắc chắn rằng Trung Quốc đang sợ trước điểm yếu nhất của mình trong vấn đề biển Đông đó là tính pháp lý. Những điểm yếu từ trước đến nay “họ” vốn không để ý nhưng nó cũng có thể là nhân tố để khuất phục “họ” và thay đổi căn bản tình hình biển Đông.

Nguyễn Duy
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment