Vì sao Trung Quốc sẵn lòng hợp tác với Hoa Kỳ trừng phạt Bắc Triều Tiên?


Lãnh đạo Bắc Triều Tiên - Kim Jong-un (Ảnh: Getty Images)

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên - Kim Jong-un

Bắc Triều Tiên đã gây rối các nước láng giềng trong một thời gian khá dài. Nhưng bởi Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân và các loại tên lửa đạn đạo tầm xa, cộng với tính cách lập dị của nhà lãnh đạo nước này, nên Bắc Triều Tiên đã trở thành một vấn đề lớn ở khu vực Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương.
Trong những năm 1980, CIA đã liệt kê 6 khu vực trên thế giới thường xảy ra xung đột, đó là: Bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, Ấn Độ và Pakistan, Trung Đông và Israel, và Nam Tư cũ. Ba trong số đó có mối quan hệ tương đối trực tiếp với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là một vấn đề lớn.

Những lập trường khác nhau về Bắc Triều Tiên

Từ một quan điểm về địa chính trị, lập trường của Trung Quốc về Bắc Triều Tiên có thể được liệt kê như sau, theo thứ tự quan trọng giảm dần:
  1. Duy trì sự chia cắt hiện thời trên bán đảo Triều Tiên, khiến Triều Tiên trở thành một vùng đệm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
  2. Phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên
  3. Duy trì mối quan hệ thù địch mà Bắc Triều Tiên đang có với Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
  4. Duy trì sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các vấn đề chính trị và kinh tế của Bắc Triều Tiên, vì thế Trung Quốc có thể có ảnh hưởng đáng kể đối với các chính sách đối nội và đối ngoại của Bắc Triều Tiên.
Hoa Kỳ cũng có lập trường của riêng mình:
  1. Bắc Triều Tiên không thể có vũ khí hạt nhân hoặc công nghệ tên lửa tầm xa.
  2. Duy trì liên minh quân sự Hoa Kỳ-Nhật Bản-Hàn Quốc (do đó mối đe dọa quân sự của Bắc Triều Tiên không cần phải loại bỏ hoàn toàn).
  3. Tránh tham gia vào cuộc xung đột quân sự cùng với Trung Quốc và Nga nếu chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai nổ ra.
Nếu chúng ta xem xét các lập trường trên, thì chúng ta có thể hiểu được mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với vấn đề Bắc Triều Tiên trong một thập kỷ qua.
Cả hai đều không muốn Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng Trung Quốc không muốn gây quá nhiều áp lực lên Bắc Triều Tiên bởi điều này có thể khiến chính quyền hiện thời của nước này sụp đổ. Do đó, Trung Quốc chọn cách giảm viện trợ cho Bắc Triều Tiên hơn là hoàn toàn phản đối kho vũ khí hạt nhân của nước này, và sử dụng vấn đề này để mặc cả với cộng đồng quốc tế.
Rõ ràng, theo thông tin tình báo của Trung Quốc, kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên vẫn chưa được phát triển đầy đủ.

Lập trường chung

Tuy nhiên, với những động thái xảy ra gần đây, thì giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã có tiếng nói chung đối với vấn đề Bắc Triều Tiên.
Trước hết là cả hai đều không muốn bán đảo Triều Tiên được thống nhất.
Đối với Hoa Kỳ, nếu Bắc Triều Tiên biến mất, điều đó có nghĩa là sẽ có một Triều Tiên thống nhất. Điều này có thể làm suy yếu liên minh quân sự giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Đối với Trung Quốc, sự biến mất của một vùng đệm có thể dẫn đến cuộc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ.
Thứ hai, cả hai không muốn Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa. Đối với Hoa Kỳ, vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa trực tiếp và dẫn đến mối lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ví dụ, vũ khí hạt nhân của Pakistan là công nghệ của Bắc Triều Tiên. Nhiều quốc gia có vũ khí hạt nhân sẽ mang đến nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với thế giới. Đặc biệt nếu tình hình chính trị của quốc gia có vũ khí hạt nhân là bất ổn, thì rủi ro sẽ lớn hơn nhiều.
Đối với Trung Quốc, vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên đặt ra một mối đe dọa lớn hơn nhiều. Thực tế rất khó để một quả bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên có thể bắn tới Hoa Kỳ, nhưng nó sẽ dễ dàng bắn tới Trung Quốc.
Vị trí đặt bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên chỉ cách Trung Quốc 100 km, cách các thành phố lớn ở đông bắc Trung Quốc có 200 đến 500 km, và cách Bắc Kinh dưới 1.000 km.
Chính quyền Trung Quốc thực sự lo lắng về tính cách lập dị của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Kể từ khi ông Kim lên nắm quyền, nhà lãnh đạo 30 tuổi này đã giết một số trợ lý của mình, thay thế phần lớn các tướng lĩnh quân sự, và thực hiện các chính sách ngoại giao hiếu chiến.
Các vấn đề nội bộ của nước này đang ngày càng tồi tệ, còn người dân đang phải sống rất khổ sở. Nguy cơ gây ra biến động chính trị trong nước ngày càng tăng.
Bắc Triều Tiên sẽ thật may mắn nếu có một người kế nhiệm có thể kiểm soát được tình hình. Nhưng nếu nước này bị chia tách, thì vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ trở thành một mối đe dọa to lớn đối với Trung Quốc.
Rõ ràng, việc các cuộc thử nghiệm hạt nhân thường xuyên diễn ra cùng với các nhà lãnh đạo không ổn định của Bắc Triều Tiên đã khiến cho yếu tố thứ 2 vô cùng quan trọng, thậm chí đứng trước cả yếu tố đầu tiên.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đã có được lập trường chung trong tuần qua nhằm gây áp lực lên Bắc Triều Tiên tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc có thể thao túng cuộc chiến giành quyền kế vị

Cuộc chiến vũ khí hạt nhân và vũ khí tầm xa có ảnh hưởng rộng lớn đến vấn đề Bắc Triều Tiên vốn rất bất ổn, buộc các nước láng giềng phải bình tĩnh và tìm giải pháp.
Từ quan điểm quân sự, kinh tế và chính trị, liên minh Hoa Kỳ- Hàn Quốc sẽ không gặp khó khăn gì để giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng phát động chiến tranh, thì liên minh Hoa Kỳ – Hàn Quốc vẫn có thể phá hủy vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên thông qua các chiến dịch tình báo tinh vi, và sau đó triển khai các hoạt động quân sự truyền thống để giành chiến thắng.
Tuy nhiên, kết quả sẽ là sự thống nhất của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, hoàn thành ước nguyện cả đời của tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc là Syngman Rhee. Đây là khả năng đầu tiên.
Khả năng thứ hai là cho phép Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể giải quyết vấn đề cùng nhau. Thông qua hợp tác tình báo của cả hai nước, họ có thể giải trừ tất cả các loại vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và sau đó sử dụng các phe phái quân sự khác nhau trong nội bộ của Bắc Triều Tiên và đưa con trai cả của Kim Jong-il là Kim Jong-nam lên nắm quyền.
Nếu chúng ta đề cập đến các nguyên tắc của Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với vấn đề Bắc Triều Tiên, thì chúng ta có thể thấy rằng khả năng thứ hai có nhiều khả năng xảy ra. Rõ ràng, điều này sẽ giải quyết các mối đe dọa vũ khí hạt nhân, đồng thời duy trì sự chia cắt của bán đảo Triều Tiên, mà điều này có lợi cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong thực tế, Trung Quốc và quân đội Hoa Kỳ đã có các cuộc thảo luận và đạt được nhận thức chung về vấn đề này. Những tin đồn từ Washington nói rằng nếu Bắc Triều Tiên trở nên hỗn loạn, thì quân đội Trung Quốc sẽ kiểm soát vũ khí hạt nhân của nước này và Hoa Kỳ sẽ cung cấp những thông tin tình báo.
Kim Jong-nam thực sự nằm dưới sự kiểm soát của các cơ quan tình báo Trung Quốc. Trong vài năm qua, các cơ quan tình báo Trung Quốc đã công bố tất cả các loại tin tức về Jong-nam, nhưng trong thực tế, ông này đang sống ở Trung Quốc đại lục.
Đối với Kim Jong-un, các mối đe dọa thực sự lại đến từ bên trong, đặc biệt là từ người anh trai Kim Jong-nam.
Đây là một mô-típ quen thuộc được lưu truyền tại Trung Quốc trong suốt 2.000 đến 3.000 năm qua. Thái tử bị tước đoạt danh vị, rồi sau đó trốn thoát đến một nơi khác, và cuối cùng anh ta trở về triều đình và lên ngôi vua.
Trong thế kỷ 21, chúng ta có thể có cơ hội được xem lại bộ phim chính trị cổ xưa này.
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

3 comments :

  1. Với Trung Quốc thì làm gì có tình đồng chí, anh em với các nước XHCN đâu. Việt nam mà nó còn đánh cho tơi tả bây giờ thì lấn át trên cả biển. CHế độ Cộng sản thối nát này tự sinh tự diệt đây mà

    ReplyDelete
  2. TQ đúng là kẻ 2 mặt. ko biết chế độ XHCN ở TQ còn tồn tại đc bao lâu

    ReplyDelete
  3. 2 kẻ mỹ-trung hợp tác nghe thật buồn cười... chúng sẽ cắn nhau bất ngờ ko chừng

    ReplyDelete