SỰ THẬT VỀ VIỆC CÁC ỨNG VIÊN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI BỊ “ĐẤU TỐ”


Hội Nghị Hiệp Thương bầu cử đại biểu quốc hội

Không phải cứ ứng cử đại biểu quốc hội, được tiếp nhận hồ sơ hợp lệ là nghiễm nhiên trở thành người đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Lại càng không có kiểu tự đi xin chữ ký người ủng hộ mình để gây áp lực đòi trở thành đại biểu quốc hội như Nguyễn Quang A. Quá trình trở thành đại biểu quốc hội của một ứng viên tự ứng cử được quy định chặt chẽ theo các tiêu chí đã được xác định sẵn.

Bởi vì rằng, không thể phủ nhận trong danh sách tự tứng cử đại biểu quốc hội, ngoài những người thật sự có đức, có tài muốn đóng góp công sức phụng sự nhân dân, đất nước còn xuất hiện nhiều gương mặt trong đám “dân chủ” Việt vốn dĩ là những thành phần tiên phong trong các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước trước đây. Mục đích tự ứng cử của chúng không nằm ngoài những toan tính chui vào cơ quan dân biểu, từng bước thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam, chí ít cũng là phá hoại cuộc bầu cử. Có thể liệt kê ra một “list” danh sách như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Võ An Đôn, Đặng Bích Phượng, Phạm Thành, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Đình Hà…

Trong tất cả các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn đảm nhận một trọng trách là công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và công tác hiệp thương của Mặt trận đã được luật hoá thành một quy trình với 5 bước khá chặt chẽ. Cụ thể như sau:

- Bước một: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đaị biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Đương nhiên là phải có dự kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (đối với đại biểu quốc hội) và Thường trực Hội đồng nhân dân (đối với đại biểu Hội đồng nhân dân) và có sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp.

- Bước hai: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ra ứng cử.

- Bước ba: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú của người ứng cử.

- Bước bốn: Tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú của những người ứng cử.

- Bước năm: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách chính thức những người ứng cử.

Vậy mà trong hàng tá các nhà “dân chủ” tự ứng cử đại biểu quốc hội, ai cũng lu loa rằng mình bị “đấu tố” là do sự sắp đặt sẵn của chính quyền mặc dù mới chỉ dừng lại ở hiệp thương lần hai. Sự thật, những vi phạm về đạo đức, lý lịch hay quá trình hoạt động chống phá của chúng đã rõ như ban ngày. Bất kỳ người dân nào cũng có thể dễ dàng phát giác. Chỉ có điều, việc cơ quan chức năng chưa loại hồ sơ các nhà “dân chủ” này ngay từ vòng gửi xe cũng chỉ vì muốn mọi thứ thật minh bạch. Nếu loại ngay từ ban đầu, đám “dân chủ” sẽ kêu gào rằng chính quyền trù dập họ, vu cáo bầu cử không dân chủ. Để quần chúng tự giác công khai những vi phạm của chúng sẽ dễ dàng phân loại được đâu là người ứng cử vì dân vì nước, đâu là lợi dụng ứng cử đại biểu quốc hội để chống phá.

Đối với Nguyễn Tường Thụy, người dân đã lên tiếng về những thành tích đáng nể trong quá trình hoạt động của vị ứng viên này. Vẫn là vấn đề như ý thức chấp hành pháp luật kém,bị xử phạt hành chính nhiều lần, không bao giờ quan hệ với cộng đồng dân cư, lối xóm… Rõ ràng những vi phạm rõ như ban ngày của Thụy khó có thể chấp nhận để trở thành đại biểu cho lợi ích của nhân dân.

Hay như Nguyễn Quang A còn bị hàng xóm phát biểu thẳng thừng rằng: bà sẽ không bao giờ bỏ phiếu cho một người mà lại ủng hộ cờ vàng ba sọc, ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng hòa, đã từng cầm cờ vàng ba sọc đỏ như hắn.

Võ An Đôn thì ảo tưởng đến mức độ nghĩ ra việc mình bị loại là do sự sắp đặt của chính quyền mặc dù mọi việc diễn ra hết sức minh bạch khi hắn được 6/16 phiếu.

Muôn màu muôn vẻ của trò “tự ứng cử”. Chỉ có điều, không có sự “đấu tố” nào ở đây như lời của các nhà “dân chủ” ngụy biện. Bản chất chỉ là những vi phạm không thể che dấu của chúng bị người dân vạch mặt cho bàn dân thiên hạ mà thôi.

GIÓ
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment