Sau 85 năm, cuối cùng Mỹ cũng chặn đứng một lỗ hổng nhập khẩu đầy thiếu sót


Sau 85 năm, cuối cùng Mỹ cũng chặn đứng một lỗ hổng nhập khẩu đầy thiếu sót

Điều luật này đã chặn đứng một lỗ hổng xưa cũ và bất lương khiến nước Mỹ buộc phải chấp nhận hàng hóa được làm từ trẻ em hoặc nô lệ lao động“, nghị sĩ Ron Wyden thuộc Đảng Dân chủ bang Oregon cho biết.
Mới đây, tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký một nghị quyết có hiệu lực vào đầu tháng 3 này, trong đó cấm việc nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ những nơi sử dụng lao động nô lệ. Đơn cử như mặt hàng thủy sản từ Thái Lan, vàng từ những khu mỏ sử dụng lao động trẻ em, và quần áo được may bởi những người phụ nữ Bangladesh bị lợi dụng, v.v.
Trước đó, luật Thuế quan của Mỹ từ năm 1930 cũng cho phép hải quan chặn các chuyến hàng nghi có xuất xứ từ những nơi sử dụng lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, nó chỉ được sử dụng tổng cộng có 39 lần và lần gần đây nhất là vào năm 2000. Tất cả chỉ bởi vì một cụm từ có trong điều luật: “nhu cầu tiêu dùng” – nếu không có đủ nguồn cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, các sản phẩm nhập khẩu có thể được thông quan mà không cần tính đến nơi chúng được sản xuất.
Sau 85 năm, cuối cùng Mỹ cũng chặn đứng một lỗ hổng nhập khẩu đầy thiếu sót
Người dân Bangladesh lên án tình trạng bóc lột lao động diễn ra thường xuyên tại đây.
Nghị quyết về thương mại được tổng thống Obama ký đã xóa bỏ lỗ hổng nhập khẩu của Mỹ, và cho phép hải quan nước này chặn đứng các hàng hóa được sản xuất nhờ vi phạm quyền lợi của người lao động.
Thật xấu hổ vì trong 85 năm qua, nước Mỹ đã cho phép hàng hóa được sản xuất nhờ cưỡng bức lao động được nhập khẩu, và chặn đứng lỗ hổng này có thể cho nước Mỹ một công cụ quan trọng để chống lại việc sử dụng lao động như nô lệ trên thế giới“, nghị sĩ Sherrod Brown, một trong những người đề xuất nghị quyết bổ sung phát biểu với tờ Associated Press.
Sau 85 năm, cuối cùng Mỹ cũng chặn đứng một lỗ hổng nhập khẩu đầy thiếu sót
Lao động trẻ em tại Ấn Độ.
Nghị quyết được thông qua trong bối cảnh các nhà hoạt động nhân quyền đã liên tục yêu cầu chính quyền các nước phải xem xét lại điều luật của mình, nhất là sau khi xuất hiện các bức thư cầu cứu trong một số mặt hàng từ các quốc gia châu Á có mặt tại Mỹ và các nước châu Âu. Đơn cử như vào năm 2012, một bức thư đã được cô Julie Keith phát hiện trong một món đồ Giáng sinh tại cửa hàng bang Oregon, cho hay, các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã phải làm việc tới 15 giờ một ngày, không có ngày nghỉ cuối tuần, không có ngày nghỉ lễ. Một trường hợp khác là vào tháng 6 năm 2014, khi một bức thư cầu cứu được phát hiện tại cửa hàng Primark ở Ireland, trong đó có viết: “Chúng tôi sản xuất sản phẩm xuất khẩu trong thời gian dài, chúng tôi phải lao động 15 giờ một ngày. Chúng tôi phải ăn thức ăn không cả bằng thức ăn cho chó, cho lợn, đồng thời phải làm công việc rất cực khổ.
Nếu chính quyền Mỹ thật sự làm việc để ngăn chặn hàng hóa từ nguồn sử dụng lao động cưỡng bức, thì điều này sẽ có một tác động sâu sắc tới chuỗi cung cấp hàng hóa trên thế giới“, ông David Abramowitz, phó chủ tịch tổ chức nhân quyền Humanity United, người ủng hộ nghị quyết cho biết.
Sau 85 năm, cuối cùng Mỹ cũng chặn đứng một lỗ hổng nhập khẩu đầy thiếu sót
Tình trạng đáng sợ của một tù nhân lương tâm là người theo tập Pháp Luân Công được thả ra từ trại cưỡng bức lao động Trung Quốc.
Theo nghị quyết này, để bắt đầu điều tra, phía Hải quan Mỹ cần nhận được một đơn thỉnh nguyện từ bất kỳ một nguồn nào – doanh nghiệp, cơ quan, thậm chí là những người không phải công dân Mỹ. Trong đơn có nêu bật được những lý do “hợp lý” mà không cần phải rất “thuyết phục” rằng mộ lô hàng nào đó có sự tham gia của nguồn lao động cưỡng bức.
Hiện tại một danh sách hơn 350 mặt hàng sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức đã được các tổ chức nhân quyền tập hợp để phản ánh lên chính quyền, trong đó có cả củ lạc nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, vàng từ Ghana, thảm từ Ấn Độ, hải sản từ Thái Lan, v.v.
Sau 85 năm, cuối cùng Mỹ cũng chặn đứng một lỗ hổng nhập khẩu đầy thiếu sót
Một lao động trẻ em còn quá nhỏ.
Theo cô Neha Misra, một nhân viên thuộc tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ nghị quyết, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận đơn thỉnh nguyện, nhưng đây rõ ràng là một bước tiến lớn của Mỹ: “Trước đây luật pháp Mỹ nói rằng chúng tôi sẽ nhẫn chịu việc cưỡng bức lao động nếu chúng tôi thực sự muốn một mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. Nhưng hiện chúng tôi đang nói rằng chúng tôi sẽ không chấp nhận cưỡng bức lao động vì bất cứ lý do nào“.
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

4 comments :

  1. Không chỉ mỹ mà các nước khác cũng cần phải siết lại khâu nhập khẩu là hàng hóa từ bóc lột sức lao động mà ra. Quả thực, những tổ chức nhân quyền cần nhìn vào đó mới là việc chân chính của mình chứ không phải là trở thành công cụ của mỹ

    ReplyDelete
  2. Mỹ nên tập trung vấn đề nhân quyền kiểu như này hơn là đầu tư cho tổ chức nhân quyền đó rồi sử dụng nó như là một công cụ, vũ khí hiệu quả để công kích các quốc gia khác. Cũng có thể Bangladesh là một trong những mục tiêu tiếp theo của quốc gia này.

    ReplyDelete
  3. Tổ chức nhân quyền phải nhìn vào đó mà đánh giá mà bảo vệ chứ đừng có lăm le các nước như VN mà phá hoại chính trị. Bài của mỹ là lợi dụng nhân quyền để thực hiện các cuộc cách mạng màu tại các nước mà mỹ nhắm đến. Trong đó có việt nam, ấy thế mới hiểu tại sao VN các tổ chức dân sự xã hội toàn là nói về nhân quyền các kiểu

    ReplyDelete
  4. Đây là một việc làm đúng đắn cần được nhân rộng ra toàn Thế Giới. Có như vậy mới có thể chấm dứt triệt để nạn bóc lột sức lao động thậm tệ trẻ em và phụ nữ

    ReplyDelete