Mỗi người Việt đang “gánh” 23 triệu đồng tiền nợ công


No cong

Theo bảng cập nhật của Đồng hồ nợ công thế giới, tính đến ngày 18/3/2016, nợ công của Việt Nam là 94,8 tỉ USD, như vậy mỗi người dân Việt Nam hiện nay đang gánh số nợ 1.039 USD (tương đương gần 23 triệu đồng).
Theo số liệu này thì nợ công của Việt Nam đang gia tăng khá nhanh, so với thời điểm này năm trước, số nợ công đã tăng 8,1 tỷ USD; nếu so 2 năm trước nợ công đã tăng 16,1 tỉ USD. Nếu tính mốc từ năm 2010 nợ công chỉ có 45 tỷ USD, nhưng chỉ trong 6 năm, con số nợ công của Việt Nam đã tăng thêm 49,4 tỉ.

Ngân Hàng Thế giới nói nợ công 2014 bình quân 1.200 USD/ người

Về con số nợ công của Việt Nam, hiện có nhiều số liệu của các bên đưa ra khác nhau, tháng 7 năm 2015, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra con số nợ công của Việt Nam năm 2014 đã là 110 tỉ USD (tương đương khoảng 2,35 triệu tỉ đồng). Tức mỗi người dân Việt Nam gánh khoảng 1.200 USD/người.
Trước đó, tại Báo cáo đánh giá bổ sung tình hình thực hiện Ngân sách Nhà nước năm 2015 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 31/12/2015, số nợ công của Việt Nam đã ở mức 62,2%.
Trong đó, nợ Chính phủ ở mức 50,3% (vượt giới hạn cho phép là 0,3% GDP), nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ở mức 16,0% tổng thu ngân sách nhà nước.
Trong đó, nợ của Chính phủ dành cho các mục đích đầu tư từ các tổ chức quốc tế, các chính phủ là 79,6%; nợ của các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước (do Chính phủ bảo lãnh) khoảng 19% và nợ của chính quyền địa phương là 1,4%.
moi-nguoi-viet-dang-ganh-gan-23-trieu-dong-no-cong
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, cách tính nợ công giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang có độ chênh lệch không nhỏ.
Bởi vì, cách tính nợ công của Việt Nam còn chưa tính nợ trái phiếu chính phủ, theo thông lệ quốc tế, đưa tất cả khoản thu chi vào cân đối chung, việc thu chi ngoài cân đối ngân sách là không nên. Không thể khi dự toán chỉ trong cân đối, khi quyết toán lại tính tất cả thu chi, dẫn đến vượt dự toán đến 25-30%.
Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay chi ngân sách, đầu tư công tràn lan và không hiệu quả, nên giảm chi ngân sách, dừng xây dựng trụ sở hành chính hoành tráng; hạn chế xe công; tinh giảm biên chế…
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

4 comments :

  1. Thật đáng buồn, qua mỗi năm mỗi giảm đằng này mỗi năm lại mỗi tăng. Đi vay cho lắm nhưng làm ăn lại không ra, không đủ để bù lỗ. Thêm thay lại tham nhũng, tham ô và lãng phí. Ôi đất nước tôi mỗi năm tăng thêm 1 phần thế thì con cháu sau này phấn đấu sao?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Con cháu mình và mình hiện tại nợ 23 triệu một người, nó mới đẻ ra đã biết gì đâu mà phải gồng lưng trả nợ. Rồi nó lớn lên đôi khi lại gấp 2 , gấp 3 gấp 10 theo như cái đà 2 năm tăng gấp 2 thế này. Chả hiểu sao ông nhà nước ổng tính toán vay mượn kiểu gì

      Delete
  2. Đầu tư đã đưa lại cái lời gì đâu mà, cứ cái gì cũng đụng tới ngân sách, máy tính mới đầu tư mấy năm đã lỗi thời giờ xin cấp lại cũng cấp...các kiểu thì ngân sách có phải nước biển đâu mà kham cho nổi. Đó là chưa tính cả trái phiếu chính phủ phát hành trong các năm trước nữa. Tính vào thì có phải là warning rồi không?

    ReplyDelete
  3. Thật đáng buồn và đáng suy ngẫm. Chúng ta cần một việc làm thiết thực thực sự hiệu quả để xóa bỏ tình trạng này

    ReplyDelete