Ông Obama muốn đạt được gì ở Cuba?


Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro trong chuyến công du 3 ngày tới Cuba của ông Obama (Ảnh: Facebook)

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro trong chuyến công du 3 ngày tới Cuba của ông Obama.

Nói về di sản của Tổng thống Mỹ Barack Obama sau 8 năm cầm quyền, người ta sẽ nhắc đến 2 điều: tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden, và từng bước nối lại quan hệ với Cuba. Có thể nói hầu hết mọi người trên thế giới đều vui lòng vì sự kiện thứ nhất, thì không phải người Mỹ nào cũng hài lòng khi thấy ông Obama bắt tay Chủ tịch Raul Castro của quốc đảo cộng sản phía nam.
Tổng thống Mỹ vừa kết thúc chuyến công du “lịch sử” tới Cuba trong 3 ngày từ 21 đến 22/3/2016. Chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Hoa Kỳ tại vị trong gần 90 năm có ảnh hưởng như thế nào tới Cuba, đặc biệt là khả năng cải tổ chính trị, chấm dứt độc tài và thiết lập một chế độ dân chủ ở hòn đảo phía nam Hoa Kỳ?

Cuba sẽ thay đổi hay không?

Trong khi nhiều người kỳ vọng ở một chuyến đi khẳng định xu hướng xích lại gần nhau giữa Cuba – Hoa Kỳ, sẽ thúc đẩy các thay đổi tích cực, thì không ít người dè dặt trước viễn cảnh thay đổi, với lo ngại chính quyền La Habana lợi dụng chuyến đi của tổng thống Mỹ để đánh bóng hình ảnh của một chế độ độc tài đang trong tình trạng bế tắc.
Công du Cuba trong bối cảnh tình hình nhân quyền tại đảo quốc cộng sản liên tục bị lên án là một lựa chọn không dễ dàng với tổng thống Mỹ.
Ngay trước chuyến công du của ông Obama, chính quyền Cuba liên tục có các thông điệp khẳng định sẽ không có nhân nhượng nào về chính trị với các nguyên tắc của nước Mỹ. Ngoại trưởng Cuba trả lời báo giới ngày 17/03 rằng “các thay đổi nội bộ tại Cuba sẽ không có trong chương trình đàm phán”. Ông Bruno Rodriguez nhấn mạnh đến “nhiều khác biệt lớn giữa hai chính quyền Hoa Kỳ và Cuba về phương diện hệ thống chính trị, nền dân chủ, quyền con người, việc áp dụng và giải thích luật pháp quốc tế”.
Trong cuộc họp báo chung giữa hai lãnh đạo, khi đứng bên cạnh ông Obama, chủ tịch Cuba Raul Castro đã nói rằng hai nước có nhiều khác biệt rất lớn và không thể biến mất sau một đêm… chẳng hạn như các vấn đề về “hệ thống chính trị, nền dân chủ, việc thực thi quyền con người, công bằng xã hội, quan hệ quốc tế, ổn định và hòa bình thế giới”.

Với Cuba, Obama không phải là đấng cứu thế

Thời điểm đã đúng. Rõ ràng là ý định của chúng ta luôn muốn bắt đầu được quy trình [nối lại quan hệ], mặc dù biết rằng thay đổi không thể diễn ra chỉ sau một đêm. … Chúng tôi cảm thấy rằng chuyến thăm bây giờ sẽ tối đa hóa cơ hội để thúc đẩy thay đổi đó… Nó sẽ cho chúng ta, cơ hội trước khi tôi rời nhiệm, để tiếp tục tiến trình hướng về phía trước”. Ông Obama trả lời phóng viên báo ABC News trước cuộc công du.
Thay đổi sẽ xảy ra ở Cuba và tôi nghĩ rằng Chủ tịch Raul Castro hiểu rõ điều đó”.
“Thay đổi” là một khẩu hiệu chính trị xuyên suốt trong sự nghiệp chính trị của ông Obama. “Change? Yes we can”, là lời tuyên bố tranh cử giúp ông Obama chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi năm 2008. Trong một bài phát biểu trong khi sát ngày bầu cử tổng thống, ông Obama đã có một tuyên bố nổi tiếng: “chỉ  5 ngày nữa, nước Mỹ sẽ được thay đổi một cách cơ bản”.
Phần lớn chính giới đều đồng ý, ông Obama đã không “thay đổi cơ bản được nước Mỹ” sau cả 8 năm cầm quyền. Nước Mỹ vẫn là một quốc gia độc đáo với các giá trị cơ bản như tự do và một sự cương quyết bảo vệ Hiến pháp của mình.
Đối với Cuba, ông Obama lại càng ít có cơ hội đem lại thay đổi, đặc biệt khi chỉ còn vài tháng tại vị. Chuyến thăm này của ông Obama có lẽ sẽ mang tính biểu tượng nhiều hơn thực tế, là một điểm nhấn ngoại giao cuối cùng mà tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ muốn để lại trong sự nghiệp chính trị của mình.
Sau hàng chục năm cấm vận, chính quyền Obama quyết định nối lại quan hệ với Cuba không phải vì Cuba đã dân chủ hơn, thành tích nhân quyền đối xử tốt hơn, mà là vì ông Obama nhận định rằng việc cấm vận cũng không thể gây đủ áp lực lên làm Cuba thay đổi. Tóm lại, việc Washington dần gỡ bỏ kìm kẹp và mở lại qua hệ ngoại giao với Cuba thể hiện một điều: chính quyền Obama công nhận thất bại trong chính sách ngoại giao cứng rắn trước đó, chứ không phải vì có nhiều sự thay đổi tích cực từ phía Havana. Điều này đã khiến các đối thủ chính trị của ông phản đối, gọi chuyến thăm Cuba của ông Obama là “trao thưởng cho chính quyền độc tài”.
Theo ghi nhận của nhiều nhà quan sát, quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Hoa Kỳ được cải thiện với tốc độ nhanh chóng từ hơn một năm qua, và điều này ắt hẳn có những tác động tích cực đến một số tiến bộ  trong xã hội Cuba. Tuy nhiên để đi đến được một xã hội dân chủ, cởi mở, tôn trọng các quyền tự do căn bản, đặc biệt là quyền tự quyết về chính trị, chắc chắn không thể trông chờ vào tác động từ bên ngoài mà chính người Cuba phải nỗ lực rất nhiều.
Một ví dụ điển hình là tại Đông Nam Á, Myanmar – quốc gia vốn từng nằm dưới sự thống trị của tầng lớp quân phiệt – đang sắp hoàn tất lộ trình dân chủ đầy chông gai và bất này trong khoảng thời gian 6 năm, với các nỗ lực theo dõi sát sao của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên vai trò quyết định phải là sự thay đổi trong chính nội tại của đất nước Myanmar – chính phe quân đội đã lựa chọn từ bỏ độc tài và chọn lấy dân chủ; cũng như sự trỗi dậy của người dân và xã hội dân sự ở Miến Điện.
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

20 comments :

  1. Không làm được gì Cuba nữa thì đành phải bắt tay giảng hòa chứ sao, thêm một người bạn là bớt 1 kẻ thù. Thằng Mỹ khôn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. thằng Mỹ bây giờ cần phải như thế, nếu không thì nó càng ngày càng lún sâu mà thôi, vì hiện nay có quá nhiều quốc gia trỗi dậy và đe dọa ngôi đầu của Mỹ nên Mỹ đang cần sự ủng hộ, đang cần tìm đồng minh hơn là đi gây gỗ rồi đánh nhau này nọ

      Delete
    2. Mỹ khôn như chó thế này thì ai chơi. Hơi bị cô lập một tí lại tìm đồng minh, làm thân ngay.

      Delete
  2. Chắc Obama muốn xem thử Castro đã chết chưa đây mà

    ReplyDelete
  3. Chắc Obama muốn xem thử Castro đã chết chưa đây mà

    ReplyDelete
    Replies
    1. thôi bạn ak, đây là vấn đề chính trị lớn, cả thế giới hướng vào đấy đấy, biết bao nhiêu năm nay Mỹ cấm vận Cuba và hiện giờ cũng có những chính sách chèn ép quốc đảo này cơ mà, chưa kể đây còn là 2 hệ tư tưởng đối lập nhau nên chuyến thăm này có ý nghĩa rất quan trọng

      Delete
  4. Chuyến thăm này mang tính biểu tượng nhiều hơn thực tế, chỉ là một điểm nhấn ngoại giao cuối cùng mà tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ muốn để lại trong sự nghiệp chính trị của mình mà thôi

    ReplyDelete
    Replies
    1. sao bạn lại bảo mang tính biểu tượng bạn nhỉ, việc tổng thống của Mỹ sang thăm một đất nước mà họ đã cấm cửa từ lâu và đang có những chính sách áp đặt là một vấn đề chính trị lớn bạn ak, cả thế giới đang hướng vào chuyến thăm lịch sử này đấy

      Delete
    2. bạn cần suy nghĩ lại đi chuyến thăm này không đơn giản chỉ là việc thăm hỏi ngoại giao nữa đâu, mà nó còn là chuyến thăm lịch sử, nó liên quan đến cả ý thức hệ nữa đấy bạn ak, Cuba bị Mỹ cấm vận từ lâu rồi và hiện nay vẫn đang chèn ép Cuba mà

      Delete
  5. Mỹ hiện nay không còn như ngày xưa nữa, vì có quá nhiều quốc gia nổi lên và cạnh tranh vị trí số 1 rồi, nên việc mà cải thiện quan hệ với Cuba cũng là nhằm tìm thêm sự ủng hộ cho mình mà thôi

    ReplyDelete
  6. Kể cũng lạ nhỉ. Bao vây cấm vận cho chán rồi bây giờ lại tỏ ra thân thiện. Chỉ có Mỹ mới làm được điều này thôi.

    ReplyDelete
  7. Chuyến thăm lần này của Tổng thống Mỹ tới Cuba sẽ là một tín hiệu đáng mừng cho việc phục vụ phát triển kinh tế ở Cuba.

    ReplyDelete
  8. Sau khi được dỡ bỏ cấm vận thì nền kinh tế thì Cuba có vẻ khởi sắc hơn rất nhiều. Đúng là vai trò của những cường quốc không bao giờ thay đổi.

    ReplyDelete
  9. Sau hàng chục năm cấm vận, chính quyền Obama quyết định nối lại quan hệ với Cuba không phải vì Cuba đã dân chủ hơn, thành tích nhân quyền đối xử tốt hơn, mà là vì ông Obama nhận định rằng việc cấm vận cũng không thể gây đủ áp lực lên làm Cuba thay đổi.

    ReplyDelete
  10. Cấm cũng chẳng giải quyết được gì đâu. Khi ý chí của họ quá lớn.

    ReplyDelete
  11. Từ trước tới giờ Mỹ toàn cho mình là bá chủ thế giới, ghét ai là lại chơi cái trò cấm vận. Cấm cho chán rồi lại tự mở ra ấy mà. Bài quá cũ rồi.

    ReplyDelete
  12. Thực ra thì nước Mỹ muốn gì ở một quốc gia khác là điều quá rõ rồi, luôn luôn là lợi ích trên hết, nhưng quả thực thì để phát triển, sự thay đổi thực sự phải xuất phát từ chính nội tại bên trong đất nước Cu Ba

    ReplyDelete
  13. Âm mưu cơ bản và lâu dài của Mỹ vẫn luôn là lật đổ chế độ CNXH, hướng lái các nước CNXH đi theo đường lối TBCN của họ mà thôi. Dù dùng thủ đoạn gì đi chẳng nữa nữa thì mục tiêu đó vẫn không hề thay đổi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nghe có vẻ sách vở quá. Nó thẳng ra là nó muốn trù dập chế độ này từ lâu rồi

      Delete
  14. Dù nói thế nào thì người dân Cu Ba cũng đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi và bất công từ sự cấm vận của Mỹ, cơ bản cũng là bởi Mỹ - một cường quốc tư bản lớn nhất thế giới, chắc chắn không bao giờ muốn có ngay một mầm mống xã hội chủ nghĩa ngay trong lãnh địa châu Mỹ của mình, nhưng cuối cùng cũng phải bỏ cuộc

    ReplyDelete