Thi THPT Quốc gia 2016: Đề xuất bỏ tự luận môn Ngoại ngữ


Ngày 21/3, trong cuộc họp giữa Bộ GD&ĐT với lãnh đạo các trường Đại học (ĐH) tổ chức cụm thi Khu vực Phía Nam từ Đà Nẵng trở vào tại TPHCM, đại diện một trường ĐH đã thẳng thắn đề xuất bỏ phần tự luận đối với môn Ngoại ngữ chứ không nên dùng cả hai.


Thi THPT Quốc gia 2016: Đề xuất bỏ tự luận môn Ngoại ngữ - 1

Theo Bộ GD&ĐT, năm 2016, thời gian và các thức các môn thi vẫn như kỳ thi THPT Quốc gia 2015. Cụ thể, các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 180 phút. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút. Các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Riêng đề thi môn Ngữ văn có 2 phần Đọc hiểu và Làm văn. 
Về phần này, đại diện trường Đại học Tiền Giang cho rằng, việc chấm thi môn Ngoại ngữ vừa thi viết vừa trắc nghiệm khiến công tác chấm thi rất phức tạp, tốn kém. “Vì thế, chúng ta nên bỏ hình thức tự luận, chỉ sử dụng hình thức trắc nghiệm mà thôi”, đại diện này nói. 
Còn đại diện ĐH Đà Nẵng đề xuất nên tổ chức môn thi Ngoại ngữ như kỳ thi Tốt nghiệp THPT trước đây. “Tức là làm trắc nghiệm trước, sau đó thu bài về rồi phát phiếu để các em làm tự luận sau, bởi với bài thi 80% trắc nghiệm, thí sinh thường có tâm lý tập trung làm phần trắc nghiệm, hết giờ nộp bài không đủ thời gian làm phần tự luận”, đại diện ĐH Đà Nẵng đề xuất.
Tương tự, đại diện một trường ĐH khác cũng cho rằng: “Mức độ đánh giá 20% phần tự luận tiếng Anh không cao, cộng thêm tính phức tạp. Có chăng môn Tiếng Anh nên trắc nghiệm 100%”.

Nguồn: Nguyễn Dũng - http://www.tienphong.vn/giao-duc/thi-thpt-quoc-gia-2016-de-xuat-bo-tu-luan-mon-ngoai-ngu-983636.tpo
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

16 comments :

  1. các ông cải cách thế nào thì cải cách nhưng cần phải xem xét suy nghĩ của giáo viên, của học sinh, của phụ huynh. Các ông đang cải cách vì đối tượng đấy mà các ông chẳng hề quan tâm gì họ cả, các ông cứ thích làm theo ý các ông thế thì cải cách thế quái nào được

    ReplyDelete
    Replies
    1. bạn nói đúng đấy, các ông cải cách gì thì cải cách thì phải hướng tới đối tượng của nó, các ông cải cách giáo dục mà các ông chẳng quan tâm học sinh thì các ông hỏng ngay, như chuyện có thằng cha đại biểu Quốc hội nào đòi bỏ môn lịch sử đấy, mấy thằng đấy nói ra câu đấy thì nên đuổi cổ nó ra khỏi cuộc họp, rồi cách chức thẳng luôn đi

      Delete
  2. lại là chuyện giáo dục, tôi thấy có một câu mà được nhiều người nói là dân Việt ta giỏi, nhưng tôi nghĩ lại thế quái nào giỏi mà giờ xét theo công nghệ thua bọn nước khác xa chừng. Nhưng rồi cũng tự trả lời, giỏi thì đúng là giỏi, nhưng các ông giáo dục có đúng cách quái đâu bảo cái giỏi đó phát huy được

    ReplyDelete
  3. Các ông cải cách này cải cách nọ, họp biết bao nhiêu cuộc, tiền chi ra biết bao nhiêu nhưng các ông thử nhìn lại kết quả của cải cách của các ông xem xem có được cái gì không cơ chứ. Cải cách mấy cái thi cử này tôi nghĩ chưa ăn thua, cải cách đầu tiên là nội dụng dạy học đã kìa, toàn kiến thức cổ lai hi vẫn đem vào dạy thì bố ai phát triển nổi

    ReplyDelete
    Replies
    1. để cải cách như bạn nói thì cái thiếu ở nước ta hiện nay chính là đội ngũ những người giảng dạy, họ thực sự tiếp thu hết những tiến bộ khoa học đấy ko mà giám giảng dạy cơ chứ, ko như ở Nhật, người dạy phải là tầm cỡ tiến sĩ, giáo sư, trình độ uyên thâm về lĩnh vực đó

      Delete
  4. Nên bỏ là đúng. Bây giờ những hình thức thi ngoại ngữ như TOEIC hay HSK ( tín chỉ ngoại ngữ quốc tế ) họ cũng chỉ áp dụng kiểu thi trắc nghiệm thôi mà. Nêu ở trung học phổ thông đã học tốt tiếng anh thì thì trắc nghiệm cho khỏe hơn nữa cũng tạo điều kiện cho nhưng em học kém tiếng anh có thể áp dụng phương pháp đánh tù mù. Họa may lại trúng đấy

    ReplyDelete
    Replies
    1. tôi thì không nghĩ vậy. thực trạng vốn tiếng anh của người việt nam quá kém, không đáp ứng được nhu cầu bức thiết phục vụ cho cuộc sống, hình thức thi trắc nghiệm chỉ là cái cớ để cho học sinh ỷ lại đoán mò mà thôi. cần tự luận hóa hơn nữa và đưa tiếng anh trở thành môn chủ lực mới đúng

      Delete
  5. Nền giáo dục bao nhiêu năm nay đã kinh qua không biết bao nhiêu là đổi mới, cải cách vậy mà vẫn không mới lên được, chỉ thấy càng cố gỡ thì càng rối hơn. Các nhà hoạch định thì dường như chỉ cố làm cho hết nhiệm kì rồi về nghỉ thì phải, không thấy mấy ai thực sự quan tâm đến những e học sinh, sinh viên từng ngày từng giờ phải than trời vì những cơ chế, quy định trên trời như thế

    ReplyDelete
  6. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  7. Đúng theo lộ trình và cái đà đổi mới không quy hoạch như thế này, thiết nghị bộ giáo dục nên bỏ hẳn môn toán, môn văn và môn sử ra khỏi hẳn nền giáo dục vn mà thay vào đó là các môn như nhảy dây, tập đọc hay giáo dục công dân lên làm chủ đạo

    ReplyDelete
  8. Đúng theo lộ trình và cái đà đổi mới không quy hoạch như thế này, thiết nghị bộ giáo dục nên bỏ hẳn môn toán, môn văn và môn sử ra khỏi hẳn nền giáo dục vn mà thay vào đó là các môn như nhảy dây, tập đọc hay giáo dục công dân lên làm chủ đạo

    ReplyDelete
  9. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  10. Việc bỏ phần tự luận là hoàn toàn chính xác. phải hiểu rằng việc chấm những bài viết tự luận như thế rất khó khăn, Giáo viên có khi sẽ không hiểu học sinh viết gì hoặc học sinh cũng khó biết cách diễn đạt chính xác giọng văn của mình

    ReplyDelete
  11. Không biết cải cách bao giờ nên giáo dục Việt Nam mới khấm khá lên được nữa. Thấy thương cho các con các cháu tôi phải học tập trong một môi trường giáo dục mà thay đổi xoành xoạch như chơi chứng khoán

    ReplyDelete
  12. Mình thấy ngoại ngữ để học sinh viết một đoạn tự luận thì mới bộc lộ ra khả năng vận dụng ngôn ngữ và ngữ pháp của các em chứ

    ReplyDelete
  13. Việc đưa tự luận ngoại ngữ vào rõ ràng là không phù hợp. Có khi học trò viết còn chẳng ra nghĩa một câu nữa ấy

    ReplyDelete