NHÀ BÁO MÀ THẾ NÀY THÌ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC

Chứng kiến người dân Cuba xếp hàng dọc chiều dài đất nước từ Thủ đô La Habana tới thành phố Santiago de Cuba để chào từ biệt lãnh tụ Fidel Castro lần cuối. Chứng kiến hàng vạn người dân Cuba từ khắp mọi miền đất nước về dự lễ viếng, lễ truy điệu lãnh tụ Fidel Castro tại thành phố Santiago de Cuba. Chứng kiến 55 nước cử đoàn lãnh đạo cấp cao đến viếng lãnh tụ Fidel, trong đó nhiều nước trên thế giới dành nghi lễ quốc tang cho nhà lãnh đạo Cuba này. Chứng kiến hình ảnh những đoàn người Việt Nam xếp hàng dài vào viếng lãnh tụ Cuba Fidel Castro trước Đại sứ quán Cuba tại Hà Nội đã đủ nói lên một chân lý rằng, lãnh tụ Fidel Castro có vị trí và ảnh hưởng như thế nào trong lòng người dân Cuba và nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhà báo Phùng Hiệu

Thế mà, một nhà báo, lại đang giữ chức Quyền phụ trách cơ quan phía Nam của báo Nhà báo & Công luận lại buông những lời lẽ xúc phạm, phỉ báng, châm biếm vị lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro. Bày tỏ cảm xúc của mình trước cái chết của lãnh tụ Cuba Fidel Castro, trên FB cá nhân của mình, nhà báo Phùng Hiệu viết:

“Xin thắp cho ông Fidel Castro một nén nhang, chúc cho dân tộc của ông bước sang một trang sử mới. Sau gần 50 năm cai trị đất nước Cuba với sự độc tài, bảo thủ và tôn thờ chủ nghĩa Marx một cách mê muội, ông Fidel Castro đã để lại một Cuba nghèo nàn, lạc hậu với những chiếc xe Lada cũ kỹ thời Xô Viết và những chiếc tivi màn hình đen trắng. Mấy hôm nay báo chí và người dân nước tôi cứ ngây thơ ca ngợi, tiếc thương ông mà không xót xa cho một đất nước hơn nửa thế kỷ chìm đắm, ngủ quên trong lạc hậu và bị cô lập, cấm vận; mất cả quyền tự do, bình đẳng. Rất may người em của ông đã nhìn thấy và kịp vực dậy, đưa dân tộc thoát dần ra khỏi tối tăm. Hy vọng sau khi ông mất người dân Cuba sẽ hòa nhập vào thế giới tiến bộ của con người.” 

Thật không thể hình dung nổi, những lời lẽ xúc phạm, phỉ báng và châm biếm đó lại được viết ra từ một người đang hàng ngày sử dụng ngòi bút của mình để mang đến cho độc giả những tác phẩm báo chí. Ở đây, khoan hãy bàn việc ông Fidel đã làm được gì cho đất nước Cuba mà chúng ta hãy nhìn và quan sát những tình cảm đặc biệt mà nhân dân Cuba và thế giới dành cho ông. Hàng triệu người dân Cuba khóc thương trước sự ra đi của ông, trong khi đông đảo người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng dành cho ông sự kính trọng và cảm phục. Thử hỏi, nếu ông Fidel chẳng làm được gì cho đất nước và nhân dân Cuba thì ông có được nhân dân Cuba yêu mến và kính trọng đến vậy? Chắc chắn là không rồi.

Ông Phùng Hiệu nói rằng, ông Fidel là một nhà lãnh đạo độc tài, bảo thủ, di sản ông để lại là một đất nước Cuba nghèo nàn, lạc hậu, mất tự do, bình đẳng. Vậy, xin hỏi ông Phùng Hiệu rằng, ông có phải người dân Cuba không mà ông cảm nhận được những gì mà Fidel đã mang lại cho đất nước và nhân dân Cuba? Fidel không chỉ lãnh đạo nhân dân Cuba giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước Cuba khỏi chế độ độc tài Batista mà ông còn lãnh đạo đất nước Cuba vượt qua gian khó sau hơn nửa thế kỷ bị Mỹ bao vây, cấm vận.

Một đất nước nhỏ bé mà luôn bị cường quốc số một thế giới là Mỹ nhòm ngó, muốn “nuốt chửng” thế mà dưới sự lãnh đạo của Fidel vẫn hiên ngang đứng vững. Không những vậy, y tế, giáo dục và một số lĩnh vực khác ở Cuba còn đạt tới trình độ của những quốc gia hàng đầu thế giới. Thử hỏi, những thành quả đó không phải công sức của Fidel và nhân dân Cuba thì công sức của ai? Cứ cho là đất nước Cuba còn nhiều khó khăn, thế nhưng không khó khăn sao được khi Cuba bị Mỹ cấm vận hơn nửa thế kỷ nay. Trong khi đó, Fidel luôn là cái gai trong mắt Mỹ, là “kẻ thù” của 11 đời tổng thống Mỹ, với 638 lần bị CIA âm mưu ám sát.

Đó là chưa nói, với Việt Nam, Fidel Castro luôn dành một tình cảm đặc biệt. “Vì Việt Nam Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” có lẽ là câu nói mà không một người Việt Nam nào là không nhớ. Không chỉ nói xuông, sau khi sang thăm Việt Nam và vùng đất mới giải phóng Quảng Trị năm 1973 Fidel, mặc dù đất nước Cuba đang gặp muôn vàn khó khăn, nhất là đang phải chịu sự cấm vận của Mỹ, thế nhưng với tinh thần giúp đỡ vô tư, không điều kiện, trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên này, lãnh tụ Fidel Castro đã tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế - xã hội vào loại tầm cỡ lúc bấy giờ gồm: Khách sạn Thắng Lợi (Hồ Tây, Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam - Cuba (Đồng Hới, Quảng Bình), Đường Xuân Mai, Trại bò giống Ba Vì, Xí nghiệp gà Lương Mỹ; tặng bò giống, gà giống và chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại…

Thế mà nhà báo Phùng Hiệu lại có thể buông ra những lời lẽ tầm thường như vậy. Càng đau lòng hơn khi Phùng Hiệu nói rằng “Với lại 10 năm làm báo là quá đủ rồi. Báo tôi bán đâu ai mua, làm thằng đại diện phía Nam phải chạy vạy làm ra tiền nuôi cả chục anh em, rồi phải chạy chỉ tiêu cả tỉ bạc hàng năm cho cơ quan. Mỗi lần đi xin quảng cáo các doanh nghiệp tôi thấy quá xá nhục. Thôi, sẵn dịp này bỏ nghề luôn!”. 

Nếu không còn yêu nghề báo, nếu muốn bỏ nghề có lẽ nhà báo Phùng Hiệu không cần phải dùng cái trò khốn nạn này.Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần phải loại bỏ con người này ra khỏi làng báo để làm trong sạch làng báo nước nhà.

N.P
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment