Tòa trọng tài thường trực (PCA) chưa đưa ra phán quyết về vụ kiện Trung Quốc của Philippines nhưng tình hình đã nóng lên khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố sẽ không ủng hộ bất kỳ phán quyết nào của tòa này.
Thủ tướng Hun Sen gay gắt lên tiếng sau khi nhiều tờ báo đưa tin Campuchia và các đồng minh khác của Trung Quốc là Lào, Myanmar rút lại sự ủng hộ đối với tuyên bố chung cho báo chí ngay sau hội nghị đặc biệt ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc.
“Campuchia sẽ không là con rối của bất cứ ai trong vấn đề Biển Đông” - ông Hun Sen phát biểu tại lễ tốt nghiệp của Trường Quản trị hoàng gia ở Phnom Penh ngày 20-6, khẳng định nước này dù nhỏ nhưng “không ngu về chính sách đối ngoại”.
Ông Hun Sen khẳng định Campuchia giữ quan điểm trung lập trong vấn đề Biển Đông - Ảnh: Reuters |
Đòi công bằng
cho Campuchia
Thủ tướng Campuchia khẳng định những cáo buộc đối với nước này là “không thể chấp nhận được” và cho rằng Phnom Penh bị lợi dụng.
“Thật không công bằng cho Campuchia. Họ không dám đổ lỗi cho Brunei nhưng ngạo mạn sỉ nhục Campuchia. Tôi không ủng hộ bất cứ quốc gia nào nhưng tôi cần công bằng” - ông nói.
Ông Hun Sen cũng cho biết Campuchia ủng hộ cơ chế ASEAN - Trung Quốc nhằm triển khai Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và hối thúc ASEAN và Trung Quốc nhanh chóng thiết lập Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Thủ tướng Hun Sen cũng tuyên bố sẽ không ủng hộ tuyên bố chung của ASEAN về phán quyết của PCA tại The Hague.
“Đây không phải về luật pháp mà hoàn toàn về chính trị” - Phnom Penh Postdẫn lời ông Hun Sen, nói rằng “đại sứ một nước lớn” (ám chỉ Mỹ) từng khuyên ông rằng ASEAN nên có tiếng nói chung. Ông khẳng định Campuchia sẽ ra tuyên bố riêng và độc lập.
Để giải thích rõ hơn quan điểm của mình, ông so sánh tranh chấp Biển Đông với tranh chấp biên giới Campuchia - Thái Lan: “Khi Campuchia tranh chấp với Thái Lan, tôi không yêu cầu ASEAN ủng hộ quyết định của tòa The Hague. Đừng đổ thêm dầu vào lửa... Họ cáo buộc Campuchia phá hoại hội nghị ASEAN. Đừng đổ lỗi cho Campuchia, hãy làm rõ và củng cố lập trường của mình”.
Tuyên bố này của ông bị Tân Hoa xã diễn giải thành Campuchia ủng hộ quan điểm của Trung Quốc rằng các nước nên đàm phán song phương và rằng Campuchia không ủng hộ phán quyết của PCA vào tháng sau, nhiều khả năng sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
Không phải lần đầu
Tuy nhiên giới quan sát nhận định phản ứng mạnh mẽ của Campuchia tiếp tục cho thấy sự chia rẽ trong ASEAN về vấn đề Biển Đông, trong khi một số hoài nghi về tuyên bố trung lập của Phnom Penh.
“Campuchia phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc để phát triển hạ tầng, đầu tư và các lĩnh vực khác và thường chống đối các tuyên bố ASEAN lên án gã khổng lồ châu Á” - tờ Nikkei của Nhật bình luận, nhắc đến việc Campuchia từng phản đối tuyên bố chung của ASEAN năm 2012 lên án Trung Quốc.
Cùng chung quan điểm này, Thitinan Pongsudhirak - giám đốc Viện nghiên cứu an ninh quốc tế Đại học Chulalongkorn, Thái Lan - tỏ ra lo ngại: “Những nước nhỏ của ASEAN, như Campuchia và Lào, đang chịu ơn những ưu đãi của Bắc Kinh. Khi những sự bất ổn an ninh trong khu vực và tranh cãi trở nên căng thẳng, Trung Quốc sẽ đòi các nước này trả ơn và có thể chẻ nhỏ sự đoàn kết của ASEAN vốn là nền tảng cho tính trung tâm của tổ chức này trong khu vực hơn nửa thế kỷ qua”.
Trong khi đó, một số cơ quan truyền thông nhắc lại sự thật về quan điểm đàm phán song phương, được Trung Quốc dẫn chứng là thỏa thuận đàm phán với Philippines, và cũng là những lập luận mà Bắc Kinh dùng để tuyên bố bác bỏ phán quyết của PCA.
“Tất cả những thỏa thuận song phương mà Trung Quốc dẫn ra đều ký trước khi Trung Quốc bắt đầu chương trình cải tạo đất và xây đảo ở Biển Đông. Những thỏa thuận cũng được ký trước khi đội quân tàu cá của Trung Quốc gia tăng số lượng đáng kể và được các tàu tuần duyên nước này bảo vệ để đi xâm phạm các lãnh hải của Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei” - trang MSNBC viết.
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160622/khong-nuoc-nao-thay-doi-duoc-phan-quyet-cua-toa-trong-tai-thuong-truc/1122463.html
rõ ràng thằng Campuchia đang theo thằng Trung Quốc, ngay cả trong khối Asean nó còn tỏ thái độ thế cơ mà, còn trên thực tế nó nghe theo trung quốc để gây hấn với Việt Nam ở biên giới tây nam của Việt Nam kìa
ReplyDeletephán quốc của PCA là phán quyết mang tầm quốc tế, nó không thể ép được Trung Quốc thực thi nhưng đây chính là đòn đánh vào dư luận để thế giới hiểu rõ Trung Quốc âm mưu thế nào ở biển Đông
ReplyDeletePCA ra phán quyết và Trung Quốc hiểu rõ nó sẽ buộc trả lại chủ quyền, giờ nó muốn lợi dụng tay sai của nó để nhằm làm mờ đi ý nghĩa của phán quyết đây
ReplyDeletekhông có nước nào thì hơi khó đấy, bởi lẽ các luật quốc tế thường do các nước lớn đưa ra rồi, Trung Quốc cũng là tay chơi lớn của thế giới, nên khả năng nó thay đổi cũng không phải là thấp
ReplyDeletetôi cũng nghĩ giống bạn, thế nên Việt Nam ta cho dù có bằng chứng quá rõ nhưng cũng chưa giám kiện bởi lẽ vì Trung QUốc là nước lớn, nó có thể thay đổi được cả tòa án quốc tế
DeleteTrung Quốc hay bất cứ một nước nào đi nữa muốn phá quấy cũng không thể nào thay đổi được phán quyết của PCA, liên tiếp có những hành động lệch lạc, có thể thấy TQ đang sợ phán quyết này thế nào
ReplyDeletenhiều bạn không hiểu vấn đề rồi cứ phát ngôn lung tung, hãy nên nhớ rằng tất cả các luật lệ quốc tế đều có tay của các nước lớn nhúng vào nhé, Trung Quốc nó cũng nằm top nước đó, nên không thể loại trừ khả năng nó không nhúng tay vào nhé
ReplyDeleteCampuchia nó đã theo trung quốc từ lâu rồi, trong khi nó là chủ tịch thường trực của Asean nó còn không đưa ra tuyên bố chung là đủ hiểu rồi mà.Giờ nó còn mở mồm nói thế thì quá rõ rồi
ReplyDeleteCampuchia không nhìn được xa, thử hỏi giờ ủng hộ Trung Quốc đến khi thằng Trung Quốc nó chơi trò chủ quyền với mình thì biết kêu ai cơ chứ
ReplyDeletePCA đưa ra phán quyết thì rõ ràng Trung Quốc sẽ bẽ mặt mà thôi, nên giờ là thời điểm trung quốc dùng dằng để nhằm làm lệch phán quyết đi đây, việc PCA ra phán quyết tôi nghĩ Trung quốc cũng đã tín khi nó mưu đồ với biển Đông rồi
ReplyDelete