Bộ Nông nghiệp đề xuất hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng cá chết

Tuần tới, Bộ Nông nghiệp sẽ trình Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi nghề và tạo việc làm bà con ngư dân 4 tỉnh Bắc Trung Bộ nhằm ổn định cuộc sống, sau sự cố cá chết hàng loạt.

Hiện tượng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khai thác hải sản của ngư dân. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản đều giảm, cụ thể Hà Tĩnh giảm 16.000 tấn (6%); Quảng Bình gần 24.000 tấn (8,7%); Quảng Trị 16.000 (giảm 14,3%); Thừa Thiên - Huế hơn 13.000 tấn (giảm 30%).
Từ thực tế này, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, Bộ đang tham mưu cho Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi nghề, khôi phục môi trường và tạo việc làm cho ngư dân để họ ổn định đời sống. Tuần tới Bộ sẽ trình Chính phủ để ban hành chính sách này.
Theo đó, ngư dân 4 tỉnh sẽ được tạo điều kiện đánh bắt vùng lộng và vùng ven bờ, chủ tàu công suất dưới 90CV sẽ được hưởng đầy đủ chính sách để đóng tàu khai thác vùng xa bờ.


ca-chet-nguoi-nha-que

Ngư dân không còn mặn mà bám biển sau thảm họa môi trường cá chết hàng loạt. Ảnh minh họa: Đức Hùng.


Bộ cũng đề xuất phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho ngư dân. "Nếu ngư dân không đi khai thác thì sẽ lên bờ làm những nghề phù hợp với điều kiện và có thể tăng thu nhập. Bộ cho rằng, việc tạo điều kiện để mỗi hộ gia đình có được một người đi xuất khẩu lao động cũng là hướng giúp họ ổn định cuộc sống tốt hơn", Thứ trưởng Tám nói.

Trong dự án khôi phục các rạn san hô, hệ sinh thái, Bộ Nông nghiệp cho rằng cần đưa lao động của các hộ ngư dân bị ảnh hưởng tham gia.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định tăng thời gian hỗ trợ ngư dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Chính phủ cấp 15/kg gạo một người mỗi tháng trong 6 tháng đối với nhân khẩu thuộc gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu khai thác hải sản vùng ven bờ, vùng lộng không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV. Những người làm nghề muối cũng được hỗ trợ.

Đầu tháng tư, cá nuôi lồng bè tại một số hộ gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chết. Hiện tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc.
Ngày mai, nguyên nhân và thủ phạm khiến cá chết hàng loạt sẽ được công bố. 
Nguồn:http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-nong-nghiep-de-xuat-ho-tro-chuyen-doi-nghe-cho-ngu-dan-vung-ca-chet-3428007.html
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

7 comments :

  1. Ngư dân họ sống là nhờ biển cả, sự việc đáng tiếc này gây nên tổn thất vô cùng lớn, cần hỗ trợ ngu dân hợp lí nhất

    ReplyDelete
  2. Trước tiên chắc phải vậy rồi, dù biết ngư dân với biển gắn nhau như một, nhưng chuyện không may, không ai muốn như vậy

    ReplyDelete
  3. Theo tôi phải tìm nguyên nhân để khắc phục, để dân bám biển- biển bạc cơ mà. Nếu chuyển đổi nghề thì biển bỏ không à. Hơn nữa còn khẳng định chủ quyền nữa chứ. Vả lại hải sản là nguồn thực phẩm tuyệt vời không gì thay thế được.

    ReplyDelete
  4. Tại sao lại coi xuất khẩu lao động là một nghề, khi hết hợp đồng thì họ sẽ làm gì khi mà ra nước ngoài chỉ là lao động chân tay, liệu một người có nuôi sống cả gia đình không? có điều gì đó không ổn....

    ReplyDelete
  5. Khai thác đánh bắt thủy hải sản đã là nghề truyền thống lâu đời của người dân vùng ven biển, tại sao phải thay đổi nghành nghề khi Biển vẫn còn ngay trước mắt họ??

    ReplyDelete
  6. Nghề cá của ngư dân các tỉnh bắc trung bộ được hình thành và phát triển cả hàng trăm năm nay, tại sao lại phải chuyển đổi, chuyển sang nghề gì ?

    ReplyDelete
  7. Tôi nghĩ chuyển đổi kiểu này cũng là biện pháp tạm thời thôi vì thực tế là họ k có kinh nghiệm vs mấy cái nghề mới. Với lại còn chuyện chủ quyền nữa, k có ng đi đánh cá thì biển thành của Tàu hết à???

    ReplyDelete