Mục đích thật sự của việc xây dựng tháp truyền hình cao nhất thế giới là gì?



Phác thảo dự án tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới của VTV và các đối tác.

Nhiều người không khỏi thắc mắc khi Việt Nam còn nghèo thế, GPD bình quân người mới chỉ hơn 2.000 USD/ năm, nguồn thu ngân sách không đủ để trả nợ, nợ công đang ở ngưỡng rất cao, đang rất thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất, vậy thì sao lại xây dựng tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới để làm gì?  
Dư luận thời gian qua cho rằng dự án tháp truyền hình cao 636 m, cao nhất thế giới, có tổng vốn đầu tư ít nhất là 1,3 tỷ USD, giá thành 1 mét chiều cao cũng đắt gấp đôi thế giới, là đang đi ngược xu hướng thế giới.
VTV đặt ra mốc chiều cao của tòa tháp là 636 m, cao hơn 2 m so với tòa tháp Tokyo Skytree của Nhật Bản, đang cao nhất thế giới là 634 m, với tổng diện tích khoảng 14,1 ha gồm cả các chung cư, văn phòng, khách sạn, khu dịch vụ, vui chơi giải trí và tổ chức sự kiện, ở khu vực tây Hồ Tây, Hà Nội.
Đáng chú ý, VTV đã có công văn xin Thủ tướng Chính phủ hàng loạt ưu đãi vốn chỉ áp dụng cho các dự án đầu tư vào những vùng đặc biệt khó khăn như xin miễn hoàn trả chi phí đầu tư hệ thống hạ tầng ban đầu, hạ tầng chung; xin áp dụng cơ chế ưu đãi theo hình thức giao đất, miễn 100% tiền sử dụng đất, thuế đất và miễn chi phí giải phóng mặt bằng…
VTV còn đề xuất áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất gồm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo, các năm còn lại áp dụng thuế suất 10%. Miễn thuế nhập khẩu cho các vật tư, máy móc, thiết bị, vật liệu, linh kiện… phục vụ xây lắp.
Chi phí đầu tư dự án khoảng 1,3 tỷ USD, riêng phần khối tháp là 900 triệu USD. Về nguồn đầu tư là từ nguồn vốn huy động, vốn cổ phần hóa các doanh nghiệp của VTV. Về phía Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), được lấy từ nguồn vốn kinh doanh từ quỹ đầu tư phát triển của SCIC, số dư hiện tại khoảng 11.000 tỷ đồng; về phía BRG là từ nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp.
Về vốn đầu tư VTV cho rằng sẽ thu hút từ doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, nhưng rõ ràng nguồn vốn từ VTV, từ SCIC cũng là nguồn của nhà nước, còn từ các doanh nghiệp, thì về bản chất hầu hết là vốn vay từ ngân hàng, là những đồng tiền tích cóp từ nhân dân để đầu tư. Bản chất nguồn vốn trong nước thì nguồn nào cũng là nguồn nguồn lực phát triển kinh tế đất nước, nếu lấy để xây tháp này thì phải giảm nguồn cho các việc đầu tư khác.
Hiện nay, VTV, SCIC và BRG đã đề nghị Công ty Nikken Sekkei Ltd (Nhật Bản) xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi với 2 phương án đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ.

Tháp Tokyo Skytree hiện là tháp truyền hình cao nhất thế giới với 634 m.

Ý kiến các chuyên gia cho là đi ngược xu hướng của thế giới

Nhiều chuyên gia cho rằng xây tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới tại thời điểm này là bất hợp lý, kinh tế đang khó khăn, việc tập trung nguồn vốn cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị phải được ưu tiên hàng đầu chứ không phải chạy theo các kỷ lục như trên.
Việc xây tháp truyền hình cao hiện nay là đi ngược lại với xu hướng của thế giới, vì với công nghệ mới, truyền hình kỹ thuật số bằng truyền hình cáp, tín hiệu vệ tinh, nên cũng không có nước đầu tư xây tháp truyền hình cao như trước nữa.

Vậy mục tiêu của VTV là gì?

VTV xin chính phủ quá nhiều ưu đãi đối với dự án này thật là vô lý, ưu đãi cũng là tiền bạc của nhà nước, của dân. Mục đích của những nhà đầu tư là hướng tới những chính sách ưu đãi của Việt Nam.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, đầu tư thì phải có lợi nhưng cái lợi cần được xem xét, tính toán dựa trên mối quan hệ tổng thể. “Đầu tư nhưng tiền chỉ chui vào túi nhà đầu tư mà không có tác động lan tỏa tới kinh tế – xã hội thì mục đích đầu tư thật sự là gì?
Khi xin chủ trương thì hay ho, tốt đẹp, nhìn vào dự án tưởng như cả cộng đồng, cả xã hội sẽ có lợi nhưng cuối cùng người đắc lợi chỉ là giới đầu tư, kinh doanh bất động sản. Nghĩa là chúng ta bày cỗ cho thiên hạ hưởng, nhà nước và người dân không được gì.” – ông Phạm Sỹ Liêm nêu quan điểm.

Bài học từ lọc dầu Dung Quất

Cần rút kinh nghiệm của nhà máy lọc dầu Dung Quất, trước đây đã rất nhiều chuyên gia, dư luận xã hội cho rằng làm kinh tế mà dựa vào ý chí chủ quan, đi ngược với quy luật kinh tế thì rất khó thành công. Qua 7 năm thực hiện, được hỗ trợ rất nhiều về các mặt ưu đãi, nhưng đến nay có thể sẽ phải đóng cửa? Giá dầu thế giới đi xuống, lợi nhuận giảm sút, kinh doanh thua lỗ nên nhiều tập đoàn dầu khí lớn của thế giới cũng phải thu hẹp sản xuất, Liên doanh Dầu khí Việt Xô cũng phải cắt giảm 2.000 trong tổng số 7.200 lao động, như vậy việc nhà máy lọc dầu Dung Quất phải đóng cửa vì giá thành cao không bán được hàng cũng không phải là không thể.
Nhưng nếu như trước đây không đầu tư vào Dung Quất, mà ở vị trí khác để cắt giảm giá thành thì chắc chưa đến nỗi khó khăn. Còn hàng bao nhiêu lượng vốn khác đầu tư vào khu vực Dung Quất cũng đang bị chìm đắm, bỏ hoang, lãng phí kèm theo? Lỗi là chúng ta chưa mạnh dạn thực hiện theo đúng quy luật kinh tế thị trường, không được chủ quan, duy ý chí.

Đất nước còn nghèo phải siết chặt đầu tư công

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng tái cơ cấu đầu tư công năm 2016 sẽ chuyển biến mạnh, bởi NSNN không còn nhiều để tiếp tục cho vay các dự án dàn trải và không nằm trong quy hoạch. Nên dừng tuyệt đối xây dựng các dự án không thật cần thiết, không trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội như tháp truyền hình Việt Nam tốn hơn 1,3 tỷ USD này; các khu hành chính hoành tráng ở các tỉnh; các công trình tượng đài như ở Sơn La dự kiến chi phí 1.400 tỷ đồng…
Đầu tư công kỳ vọng sẽ có chuyển biến lớn bằng các giải pháp mạnh như: tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tất cả các khâu trong quá trình đầu tư; bảo đảm công khai, minh bạch trong đấu thầu thông qua tăng cường đấu thầu rộng rãi, công khai, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu các dự án đầu tư. Các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ tiến hành rà soát cắt giảm 100%.
Trong đó, tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành; hoàn trả các khoản vốn NSNN ứng trước kế hoạch, các khoản vốn vay ngân sách địa phương đúng nguồn và đúng mục tiêu.
Những người có trách nhiệm cần nhớ sự thật hiện trạng của đất nước còn nghèo, năng suất lao động thấp đứng gần chót khu vực; thu nhập thấp, khoảng cách với Thái Lan, Hàn Quốc từ 30 đến 50 năm, vì thế Việt Nam cần phải căn cơ, tiết kiệm, dành vốn cho đầu tư để phát triển kinh tế chứ không nên xài sang và lãng phí vì háo danh, đua đòi như thế?
(Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

6 comments :

  1. Chưa có cái gì gọi là lợi ích của cái nhất thế giới cả. Cái cụm từ "nhất thế giới" là để đầu tư trong du lịch, giáo dục hay hơn. Nghe các chuên gia phản ánh là nó không thể đưa vào ứng dụng được một số hạng mục mà nó trình lên. Tuy chả hiểu gì nhưng tôi cũng chả ưa lắm

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi cũng chả biết làm sao nhưng nghèo mà cứ cái gì cũng muốn nhất thế giới nghe cũng ngứa gan lắm. Hơn nữa khi xin chủ trương thì hay ho, tốt đẹp, nhìn vào dự án tưởng như cả cộng đồng, cả xã hội sẽ có lợi nhưng cuối cùng người đắc lợi chỉ là giới đầu tư, kinh doanh bất động sản. Nghĩa là chúng ta bày cỗ cho thiên hạ hưởng, nhà nước và người dân không được gì.

      Delete
    2. Ý của bạn là đây: "
      Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi sang phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2, phát sóng với một số mạng đơn tần. Trong khi mạng đơn tần chỉ có phép phát sóng công suất vừa phải với một phạm vi phủ sóng cho phép. Cột anten quá cao thường đi kèm với công suất lớn sẽ gây nhiễu ở vùng xa nhất là trong điều kiện đồi núi, không phù hợp với mạng đơn tần DVB-T2."
      -itcnews.vn-

      Delete
  2. Vừa qua theo ý kiến một số chuyên gia kỹ thuật về truyền hình, sẽ không có ý nghĩa gì đối với việc phát triển ngành truyền hình, mà chỉ phù hợp với những mục đích khác như: Để lập một kỷ lục nào đó, hoặc để làm thương mại hay du lịch
    http://ictnews.vn/vien-thong/so-hoa-truyen-hinh/thap-truyen-hinh-cua-vtv-khong-co-y-nghia-doi-voi-nganh-truyen-hinh-135746.ict

    ReplyDelete
  3. Nhưng theo ý của ông TGD VTV thì là làm xong cho anh em về đó hết. Ở đó rất là hoành tá tràng, all in 1 nghĩa là làm tất cả các lĩnh vực từ show, đến phát sóng đến ăng ten... Các trụ sở còn lại hoặc bàn giao hoặc là trạm kỹ thuật. Đồng thời còn phát triển tham quan nữa

    ReplyDelete
  4. Có lẽ các chuyên gia nói đúng! Chỉ là kiếm một cái kỷ lục nào đó hoặc là để tham quan du lịch chứ không phải mục đích truyền hình đơn thuần. Nếu thế thì những người làm truyền hình có thể làm nghề tay trái nữa đó là bán vé vào tham quan :))))

    ReplyDelete