Thông não cho tác giả "học thuyết": điều kiện cần "THOÁT TRUNG"

Bống@

Mới đây, nhà "dân chủ, yêu nước" Nguyễn Đình Cống đã vẽ lên một "học thuyết" với tên rất kêu là: Điều kiện cần để "Thoát Trung" (http://boxitvn.blogspot.com/2015/11/ieu-kien-can-e-thoat-trung.html#more). Gọi là "học thuyết" cho nó sang chảnh cái mồm thôi chứ mấy dòng văn đểu của ông này chắc chả ai thèm đọc, bản thân tôi thì cũng nêu ra đôi ba lời để các bạn nhận diện bản chất thật của những kẻ mang danh "tri thức - dân chủ" này. 
GS Nguyễn Đình Cống - tác giả "học thuyết": điều kiện cần "THOÁT TRUNG"
Trước tiên, xin giới thiệu đôi chút về "chuột cống", à quên "ông Đình Cống". Ông họ Nguyễn, đệm là Đình, tên "húy" là Cống (nói kiểu sang chảnh nhé), vốn là thành viên chủ chốt của hiệp hội "chém bão xuyên quốc gia" trên trang mạng Bauxite Việt Nam - một trang mạng chuyên núp dưới danh nghĩa TIẾNG NÓI PHẢN BIỆN NHIỀU MẶT của những người tri thức vì dân, vì nước, đóng góp ý kiến để phát triển đất nước. Nhưng ẩn chứa đằng sau đó là những toan tính, mưu đồ chính trị thâm độc với những luận điệu tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.

Bài viết của ông Cống được thực hiện trong quãng thời gian ông Tập Cận Bình sang Việt Nam, với những lý lẽ kiểu như: "Sau chuyến đến Việt Nam(VN) vừa rồi của Tập Cận Bình (tháng 11 năm 2015 vấn đề “thoát Trung” của dân tộc Việt Nam càng trở nên bức thiết. Nếu lúc này mà không thoát khỏi sự thao túng và kìm kẹp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCS TQ) thì đất nước VN khó tránh khỏi sự lệ thuộc toàn diện vào họ, khó tránh khỏi một thời kỳ Bắc thuộc mới".

Ô hay! vậy theo ông chúng ta thuộc Trung Quốc, bị lệ thuộc Trung Quốc à? Xin thưa với ông rằng, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam chúng ta luôn là một quốc gia độc lập tự chủ, ngay cả thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, văn hóa Việt Nam vẫn là một chủ thể riêng biệt với văn hóa Trung Hoa.

Xin điểm qua một vài dẫn chứng để "phục vụ" ông nhé:

Trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo, đại thi hào Nguyễn Trãi đã từng viết:

"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độclập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương".

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Ngoại Kỷ - Quyển II, Trang 11, đã nói về sức mạnh của văn hóa Việt Nam khi vua Triệu Đà sau khi thôn tính nước ta đã từng bị Việt hóa như sau:

“Ất Tỵ năm thứ 12 (196 TCN), nhà Hán đã định được thiên hạ, nghe tin vua (Triệu Đà) đã xưng vương ở nước Việt, mới sai Lục giả sang phong vua làm Nam Việt Vương, trao cho ấn thao và con so bổ đôi, thông sứ với nhau, bảo vua giữ yên đất Bách Việt chớ cướp phá. Khi xứ đến, vua ngồi xổm mà tiếp Lục Giả. Giả nói: “Vương vốn là người Hán, họ hàng mồ mả đều ở nước Hán, nay lại làm trái với tục nước mình…” 

Người Việt cũng có rất nhiều phong tục để tạo nên những bản sắc văn hóa riêng biệt với người Trung Quốc: người Trung Quốc thì cắt tóc, mặc quần; người Việt thì búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen, đàn ông thì mặc khố, phụ nữ thì mặc váy. Vì thế dân gian mới có câu: "Cái thúng mà thủng hai đầu, bên ta thời có, bên Tàu thời không"... Và quả thực trong xã hội truyền thống hay hiện đại, Việt Nam và Trung Quốc là những thực thể riêng biệt. Chúng ta và họ chưa bao giờ hòa làm một. Hay nói một cách chính xác hơn, Việt Nam chưa bao giờ bị lệ thuộc vào Trung Quốc, cho dù có bị ảnh hưởng như thế nào thì chúng ta vẫn có những cách tiếp nhận những sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần riêng để làm giàu cho nền văn hóa nước nhà.

Có chăng, điểm chung giữa ta và họ là những nước "đồng văn đồng chủng", đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của hệ tư tưởng Nho giáo vốn ăn sâu vào trong tiềm thức qua nhiều thế hệ.

Bên cạnh đó, vì nằm cạnh một quốc gia lớn mạnh như Trung Quốc (nên nhớ Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn nhất của lịch sử nhân loại), lại luôn có tư tưởng bành trướng, bá quyền, cho nên từ bao đời nay ông cha ta vẫn luôn chủ động giữ hòa hiếu với họ. Đây chính là nghệ thuật đấu tranh ngoại giao vừa cứng rắn vừa mềm dẻo (cứng rắn để giữ từng tấc đất mà tổ tiên để lại, mềm dẻo để tránh chiến tranh, tránh đối đầu). 

Có vẻ như ông Cống đang muốn phủ nhận thực tế lịch sử, bất chấp đường lối đối ngoại của chúng ta để có ý xây dựng tư tưởng: Việt Nam không chỉ đơn thuần phụ thuộc Trung Quốc mà chính xác hơn là đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kìm kẹp; tạo ra “nguy cơ Bắc thuộc mới” để hô hào “Thoát Trung”.

Về vấn đề, "chung ý thức hệ cộng sản" để có cớ lý giải: Vì đi chung một con đường nên Việt Nam bị lệ thuộc Trung Quốc. Xin thưa, với ông, dù Trung Quốc và Việt Nam cùng xây dựng CNXH nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam chúng ta sẽ bị lệ thuộc vào Trung Quốc bởi vì, CNXH là mục tiêu, lý tưởng chung của xã hội loài người. Còn mỗi nước lại lựa chọn những mô hình, những con đường đi lên CNXH khác nhau sao cho phù hợp nhất với điều kiện dân tộc mình. 

Học thuyết Mác là một trong số ít những điểm tương đồng trong quá trình đi lên CNXH của 2 nước chúng ta. Ở Việt Nam bên cạnh Chủ nghĩa Mác - Lênin còn có tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng lý luận. Ở Trung Quốc thì có tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình. Rõ ràng đây là những sự vận dụng hoàn toàn khác biệt không thể đồng nhất với nhau được.

GS Cống cho rằng: "Vì những lẽ trên, có thể rút ra kết luận là để thoát Trung thì một trong những điều kiện cần đầu tiên là từ bỏ CNML, từ bỏ con đường cộng sản để cải cách thể chế chính trị. Việc từ bỏ và cải cách này sẽ được đa số nhân dân hoan nghênh, được những đảng viên CS có lòng yêu nước, có lương tri tán thành, ủng hộ sau khi được giải thích rõ ràng. Cán bộ của ĐCSVN ở mọi cấp, mọi ngành bị mất đặc quyền đặc lợi nên sẽ có sự phân hóa. Số đông trong những cán bộ này có lòng yêu nước, có lương tri nên sẽ đồng tình với việc từ bỏ CNML, một số trong đó còn có lòng dũng cảm nên sẽ tích cực tham gia, đấu tranh cho công việc ích quốc lợi dân này. Chỉ còn một số ít, nhưng ác thay lại là những người có chức vị quan trọng, tuy biết rõ sự thối nát của CNML nhưng cố níu kéo được chừng nào hay chừng nấy, để vơ vét những lợi lộc cuối cùng cho đầy nặng túi tham".

Ố hay! không có giải pháp nào khác à "ngài Giáo Sư", sao cái giải pháp "Thoát Trung" của ông nó "củ chuối" giống mấy "tay bút" ở Việt Tân hay Danlambao thế. Hay là cùng một giuộc, "cá mè một lứa"? tưởng GS phải thế nào hóa ra cũng "bình thường như đường nông thôn".  Hi vọng dăm ba nhời của tôi, giúp ông "đẹp mặt" trong mắt mọi người./.

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment