NÓI VỀ "BẢN NHẬN ĐỊNH" CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC

Vừa qua, Hội đồng Giám mục Việt Nam có gửi tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cái gọi là “Nhận định về Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016”. Dưới danh nghĩa góp ý "chân thành", "thẳng thắn" nhưng không khó nhận ra nội dung của "bản nhận định" nhìn nhận một cách phiếm diện, chưa khách quan, thiếu thiện chí và thậm chí hoàn toàn không đúng với nội dung của luật Tín ngưỡng, tôn giáo với những luận điệu như luật Tín ngưỡng tôn giáo (năm 2016) tồn tại nhiều điểm “quan ngại”, “có những bước thụt lùi”, “tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho” và ẩn chứa cách nhìn các tôn giáo “như những lực lượng đối kháng”.

Đầu tiên, xin khẳng định rằng luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) không hề "thụt lùi" như "bản nhận định" đã nếu. Luật Tín ngưỡng tôn giáo là bước tiến lớn trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, cụ thể: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được luật quy định từ điều 6 đến điều 9 (4 điều, nằm ở chương 2 của luật) cụ thể hóa so với Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo trước đây.

Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ coi tôn giáo là lực lượng đối trọng, đối kháng. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được Đảng và Nhà nước luôn chú trọng , đảm bảo và được quy định trong Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật và trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc thừa nhận. Điều 24 (luật Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) quy định “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Điều mà Hội động Giám mục Việt Nam đưa ra rằng "lực lượng đối trọng" là một cách nhìn phiến diện, tự "có tật giật mình" mà thôi. Bởi vì, thời gian qua, hàng loạt các vụ việc liên quan đến Công giáo (Nghệ An, Hà Tĩnh) gây rối an ninh trật tự, biểu tình chống chính quyền, mất an toàn giao thông dưới cái mác "bảo vệ môi trường", "đòi quyền lợi cho người dân", "vì ngư dân"...( do Nguyễn Thái Hợp, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục,… cầm đầu kích động, xúi giục).

Những nội dung mà "bản nhận định" để đóng góp cho luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) chẳng qua là một chiêu trò "bình mới rượu cũ" nhằm mục đích gây rối, xuyên tạc các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước mà thôi. Thông qua "bản nhận định" này, Hội đồng Giám mục bao biện cho những hành vi vi phạm pháp luật của số linh mục cực đoan, phản động thời gian qua. Mong rằng nhân dân hãy tỉnh táo và cảnh giác tránh để bị lợi dụng, lôi kéo vào các mưu đồ xấu xa phá hoại sự bình yên của đất nước./.

LỀU CHÕNG
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment