Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Hollande từ ngày 5 đến ngày 7/9/2016 tới đây được đánh giá là “sẽ tạo cú hích cho quan hệ của hai nước” khi sẽ cụ thể hoá nội hàm Đối tác Chiến lược hai bên đã ký kết hồi 2013, làm rõ các hướng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, một số cá nhân và tổ chức có những cái nhìn thiếu thiện chí với Việt Nam lại đang lợi dụng chuyến viếng thăm này để đưa ra những thông tin sai sự thật; xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, vu cáo, bôi đen thực tế xã hội và thực trạng tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo ở Việt Nam.
Tiêu biểu như, ngày 4/9/2016, 03 Tổ chức Nhân quyền “cuốc tế” là "Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền" (FIDH), “Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam” và “Hội Nhân quyền Pháp” đã ký thư chung gửi đến Tổng thống Pháp Francois Hollande, yêu cầu Tổng thống can thiệp cho nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào đầu tháng 9 tới đây.
Nội dung bức thư chung mà 03 Tổ chức Nhân quyền gửi đến Tổng thống Pháp đề cập đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội tại Việt Nam, trong đó tập trung cáo buộc Việt Nam đã có những vi phạm nhân quyền về một số vấn đề như: Các nhà hoạt động đấu tranh và bảo vệ nhân quyền nhưng thực chất là số đối tượng chống đối Chính quyền có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Hữu Vinh, Thích Quảng Độ… “thường xuyên chịu những cuộc bạo hành, theo dõi, ngăn cấm tự do đi lại và bị bắt giam tùy tiện”; Trong bốn tháng vừa qua, các cuộc biểu tình “vì môi trường” nhưng thực chất là chống chính quyền được cho là “đang bị nhà cầm quyền đàn áp dữ dội”; Những quy định của pháp luật tại Việt Nam hiện nay “đang phạm tội hóa mọi hành xử quyền tự do ngôn luận và tư tưởng, quyền tự do hội họp ôn hoà và quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng”…
Bằng những cáo buộc vô căn cứ, 03 Tổ chức Nhân quyền “hy vọng” Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ có những can thiệp cho nhân quyền và tôn giáo trong chuyến thăm Việt Nam tới đây, đại loại như: tạo áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam để họ ra lệnh trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, và chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu đối với các nhà hoạt động đấu tranh và các nhà bảo vệ nhân quyền; yêu cầu chính quyền Việt Nam tôn trọng và hoàn tất các nghĩa vụ quốc tế cũng như đáp ứng những khuyến cáo cất lên từ các cơ quan bảo vệ nhân quyền của LHQ; Nước Pháp sẽ hậu thuẫn cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam…
Nội dung “Bức thư chung” được đăng tải trên trang Blog Dân Làm Báo VN (Ảnh chụp màn hình) |
Cần khẳng định rằng, đối với Việt Nam hoàn toàn không có “vấn đề về nhân quyền”. Từ khi thành lập đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do, dân chủ; tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Tuy nhiên, cũng như ở mọi nước khác trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ; tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. “Ở Việt Nam không có đàn áp chính trị, không có ai bị bắt vì lý do chính kiến, tôn giáo, chỉ có những người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam”. Rõ ràng, việc gọi những kẻ phạm pháp bị xử lý theo pháp luật như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Hữu Vinh, Thích Quảng Độ… thành “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”, “Nhà bất đồng chính kiến” là một sự đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen, mang tính quy chụp thiếu khách quan.
Quyền biểu tình và tự do ngôn luận tại Việt Nam là hai quyền cơ bản được Hiến pháp 2013 ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực thi. Các cuộc biểu tình trái pháp luật trong 4 tháng vừa qua mà nội dung “bức thư chung” cho rằng “Chính quyền Việt Nam đã đàn áp tàn bạo” là một sự vu cáo trắng trợn, hoàn toàn không có cơ sở xác thực. Những cuộc tuần hành, biểu tình “vì môi trường” nhưng thực chất đứng sau đó là cả một kịch bản đã được dàn dựng sẵn nhằm kích động người dân chống chính quyền. Không có người dân nào bị bắt khi họ thể hiện quyền tự do ngôn luận và biểu tình; số bị lực lượng chức năng xử lý là những đối tượng đã có những hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trong khi đó, vấn đề xã hội dân sự tại Việt Nam cũng đang phát triển một cách mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Tại Việt Nam, xã hội dân sự được Nhà nước quản lý một cách chặt chẽ nhằm ngăn chặn, đấu tranh không để các cá nhân, tổ chức hoạt động lợi dụng xã hội dân sự xâm hại an ninh trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc và trục lợi cá nhân. Mọi diễn đàn, hội nhóm, tổ chức xã hội dân sự phải vì sự phát triển chung của đất nước. Và rõ ràng việc nhân danh xã hội dân sự để thành lập các hội nhóm, tổ chức chính trị, xã hội, các diễn đàn chính trị đối lập, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc cần phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Quan điểm trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề quyền con người là dựa trên nguyên tắc: “nhân quyền không được cao hơn chủ quyền”; bảo đảm quyền con người phải căn cứ vào hoàn cảnh kinh tế - xã hội và truyền thống văn hoá, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền. Rõ ràng, việc 03 Tổ chức Nhân quyền “cuốc tế” là “Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), “Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam” và “Hội Nhân quyền Pháp” đã ký thư chung gửi đến Tổng thống Pháp Francois Hollande, yêu cầu Tổng thống can thiệp cho nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào đầu tháng 9 tới đây là hoàn toàn phi lý và vô giá trị; cần phải bị lên án, tẩy chay./.
Vô Danh
0 comments :
Post a Comment