Nhiều hộ nông dân ở Gia Lai trồng bắp nguyên liệu theo bao tiêu của một doanh nghiệp đang rơi vào cảnh điêu đứng do không được thu mua
Trong những ngày qua, nhiều hộ nông dân trồng bắp ở thị xã Auyn Pa, tỉnh Gia Lai như ngồi trên lửa vì cây bắp nguyên liệu trồng theo diện bao tiêu của một doanh nghiệp không được thu mua.
Phơi khô rồi đốt
Theo phản ánh của các hộ dân, đầu tháng 6, ông Nguyễn Công Duy (ngụ thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), người ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu bắp cây cho Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai, ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu cây bắp tươi năm 2016 với nhiều hộ dân thị xã Auyn Pa.
Theo hợp đồng, ông Duy (bên A) có trách nhiệm tiêu thụ toàn bộ cây bắp tươi do hộ dân (bên B) trồng; bên B có trách nhiệm sử dụng đúng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo yêu cầu của bên A. Hợp đồng cũng ghi rõ bên A thu mua cây bắp theo các tiêu chuẩn: thân cây bắp có từ 1-2 trái, có tối đa 2 lá vàng/cây, trái bắp đang ở giai đoạn chín sáp tương đương 70-85 ngày sau khi gieo. Giá mua là 700 đồng/kg bắp tươi tại ruộng.
Trong những ngày qua, nhiều hộ nông dân trồng bắp ở thị xã Auyn Pa, tỉnh Gia Lai như ngồi trên lửa vì cây bắp nguyên liệu trồng theo diện bao tiêu của một doanh nghiệp không được thu mua.
Phơi khô rồi đốt
Theo phản ánh của các hộ dân, đầu tháng 6, ông Nguyễn Công Duy (ngụ thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai), người ký kết hợp đồng cung cấp nguyên liệu bắp cây cho Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai, ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu cây bắp tươi năm 2016 với nhiều hộ dân thị xã Auyn Pa.
Theo hợp đồng, ông Duy (bên A) có trách nhiệm tiêu thụ toàn bộ cây bắp tươi do hộ dân (bên B) trồng; bên B có trách nhiệm sử dụng đúng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo yêu cầu của bên A. Hợp đồng cũng ghi rõ bên A thu mua cây bắp theo các tiêu chuẩn: thân cây bắp có từ 1-2 trái, có tối đa 2 lá vàng/cây, trái bắp đang ở giai đoạn chín sáp tương đương 70-85 ngày sau khi gieo. Giá mua là 700 đồng/kg bắp tươi tại ruộng.
Người dân thị xã Ayun Pa bên rẫy bắp không được thu mua |
Bản phụ lục hợp đồng còn quy định thời gian xuống giống của bên B là từ ngày 27-5 đến 12-6 và thời gian thu hoạch của bên A là từ ngày 20-8 đến 15-9. Bên A cấp giống bắp DK9955 với giá 125.000 đồng/kg, tiền giống sẽ được thu hồi sau khi thu hoạch.
Cam kết là vậy nhưng việc thu mua cây bắp nguyên liệu đã không diễn ra đúng như thỏa thuận. Hộ bà Trịnh Thị Minh (ngụ thôn Quyết Thắng, xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa) ký hợp đồng trồng 4 ha bắp với ông Duy. Tuy nhiên, đến thời gian thu hoạch, bà Minh gọi điện thông báo nhưng không thấy ông Duy xuống thu mua.
Ông Đặng Bá Quốc (ngụ thôn Quyết Thắng, xã Ia Sao) thấy trồng ngắn ngày, mang lợi nhuận cao, khoảng 25-30 triệu đồng/ha nên rủ thêm nhiều người tham gia. Ông Quốc làm trưởng nhóm, đứng tên ký hợp đồng với phía ông Duy. Tuy nhiên, ông Quốc chỉ bán cho ông Duy đúng một xe tải khoảng 19 tấn, được gần 13 triệu đồng rồi không bán được nữa. Số tiền này ông cũng chưa nhận được. “Tôi đã đi thuê đất để trồng, thuê máy cày, tưới nước… với tổng số tiền khoảng 70 triệu. Giờ cây bắp không bán được, chỉ còn cách đem đốt” - ông Quốc chua xót.
Không mua cây vì… trái nhỏ
Giải thích về việc không thu mua cây bắp nguyên liệu, ông Nguyễn Công Duy cho rằng nguyên nhân là do sản phẩm không đạt chất lượng. “Loại cây bắp trồng cho bò ăn yêu cầu phải có trái. Có lẽ do thời tiết bất tiện, nắng nhiều, bà con tưới nhiều nhưng trái bắp nhỏ nên không bảo đảm tiêu chuẩn” - ông Duy nói. Ông Nguyễn Văn Kim (ngụ phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) bức xúc: “Giờ lại bảo do bắp không đạt yêu cầu rồi bỏ mặc như vậy là không thể chấp nhận được”.
Không chỉ tại thị xã Ayun Pa, nhiều nông dân ở huyện Chư Pứh cũng rơi vào trường hợp tương tự. Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chư Pứh, xác nhận nhiều hộ ở huyện Chư Pứh ký hợp đồng, gieo trồng 30 ha bắp nguyên liệu. Tuy nhiên, phía ông Duy mới chỉ thu mua được chừng 15 ha thì dừng, việc thanh toán tiền cũng không bảo đảm.
Cam kết là vậy nhưng việc thu mua cây bắp nguyên liệu đã không diễn ra đúng như thỏa thuận. Hộ bà Trịnh Thị Minh (ngụ thôn Quyết Thắng, xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa) ký hợp đồng trồng 4 ha bắp với ông Duy. Tuy nhiên, đến thời gian thu hoạch, bà Minh gọi điện thông báo nhưng không thấy ông Duy xuống thu mua.
Ông Đặng Bá Quốc (ngụ thôn Quyết Thắng, xã Ia Sao) thấy trồng ngắn ngày, mang lợi nhuận cao, khoảng 25-30 triệu đồng/ha nên rủ thêm nhiều người tham gia. Ông Quốc làm trưởng nhóm, đứng tên ký hợp đồng với phía ông Duy. Tuy nhiên, ông Quốc chỉ bán cho ông Duy đúng một xe tải khoảng 19 tấn, được gần 13 triệu đồng rồi không bán được nữa. Số tiền này ông cũng chưa nhận được. “Tôi đã đi thuê đất để trồng, thuê máy cày, tưới nước… với tổng số tiền khoảng 70 triệu. Giờ cây bắp không bán được, chỉ còn cách đem đốt” - ông Quốc chua xót.
Không mua cây vì… trái nhỏ
Giải thích về việc không thu mua cây bắp nguyên liệu, ông Nguyễn Công Duy cho rằng nguyên nhân là do sản phẩm không đạt chất lượng. “Loại cây bắp trồng cho bò ăn yêu cầu phải có trái. Có lẽ do thời tiết bất tiện, nắng nhiều, bà con tưới nhiều nhưng trái bắp nhỏ nên không bảo đảm tiêu chuẩn” - ông Duy nói. Ông Nguyễn Văn Kim (ngụ phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) bức xúc: “Giờ lại bảo do bắp không đạt yêu cầu rồi bỏ mặc như vậy là không thể chấp nhận được”.
Không chỉ tại thị xã Ayun Pa, nhiều nông dân ở huyện Chư Pứh cũng rơi vào trường hợp tương tự. Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chư Pứh, xác nhận nhiều hộ ở huyện Chư Pứh ký hợp đồng, gieo trồng 30 ha bắp nguyên liệu. Tuy nhiên, phía ông Duy mới chỉ thu mua được chừng 15 ha thì dừng, việc thanh toán tiền cũng không bảo đảm.
Nguồn: Hoàng Thanh - http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/trang-tay-vi-trong-bap-20160912231703882.htm
0 comments :
Post a Comment