Hiện nay, thời đại mà công nghệ thông tin bùng nổ có rất nhiều thuận lợi và tiện ích nó mang lại nhưng bên cạnh đó những tiêu cực mà nó mang lại là không hề ít, đơn cử như việc thông tin được lan tỏa nhanh chóng mà không có sự kiểm duyệt, hay nói một cách khác đó là nhà báo lộng hành trên lĩnh vực đưa tin bài đến với quần chúng nhân dân.
Phóng viên, nhà báo là lực lượng ghi nhận và phản ánh khách quan sự việc đang diễn ra trong xã hội đến toàn thể nhân dân. Nhà báo, phóng viên đang dần hình thành được vị thế của mình trong lòng người dân vì độ tin cậy của nhà báo suốt thời gian qua, thế nhưng hiện nay đang xuất hiện một bộ phận không nhỏ phóng viên và nhà báo đang dần lạm dụng cái quyền nhà báo của mình, coi công việc của nhà báo là công việc không thể ngăn cản hoặc bất chấp tất cả để đưa tin bài với nội dung giật tít câu like mà quên đi tư cách và phẩm chất của người làm báo là phải công minh và khách quan.
Điều gì đang xảy ra với các anh chị vậy? Đáng lẽ ra thời buổi thông tin bùng nổ, các anh chị có đủ đầy mọi điều kiện để tiếp xúc mọi nguồn thông tin. Đáng lý ra các anh chị phải là bộ lọc hữu hiệu nhất, tránh cho người dân khỏi bị ngộ độc tin tức, đằng này, rất nhiều tờ báo đơn thuần chỉ gom tất cả mớ hổ lốn đó, nhét vào tay bạn đọc, muốn nghĩ sao thì nghĩ. Người dân nhận thức khác nhau, trình độ văn hóa cũng khác nhau, khi tiếp xúc với các thông tin theo kiểu đúng sai tự bạn đọc đưa ra câu trả lời thì liệu sẽ hình thành một nền văn hóa tư tưởng như thế nào. Hỗn độn và bát nháo như hiện nay chăng?
Một ví dụ đơn giản thôi, gần đây là vụ anh phóng viên của báo tuổi trẻ bị đánh “hộc máu mồm” trên cầu Nhật Tân. Là một phóng viên, nhà báo nhưng với độ tuổi còn trẻ bồng bột, anh ấy cứ đòi lao vào trong hiện trường vụ án để đòi tác nghiệp, nhưng bị ngăn cản thì lại cứ gào lên với công chúng là bị ngăn cản tác nghiệp. Theo dõi sự tình trên tôi thấy anh phóng viên xử sự như là trẻ con vậy, ăn không được thì đạp đổ, vào thời điểm đó đâu phải là chỗ cho anh tác nghiệp đâu. Cho nên với sự cứng đầu của anh thì nhận vài cái bạt tai và đôi cú đá là còn khá nhẹ nhàng rồi đấy.
Và mới đây nhất là vụ giả danh nhà báo gây náo loạn cả Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Ngày 26 tháng 9 vừa qua, 1 người đàn ông điều khiển ô tô mang BKS 36A – 092.86 đi vào trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên khi tới đầu cổng chiếc xe đã tông thẳng vào cửa cuốn. Thấy vậy, lực lượng bảo vệ đã mời người đàn ông này ra xe để giải quyết, nhưng người này không ra mà cứ ngồi trong xe nói “tao làm việc với ông Xứng, ông Chiến (ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa) chứ không làm việc với chúng mày”. Phát hiện người này say rượu nên đã báo công an đến giải quyết, khi đến cơ quan công an người này có đưa ra một thẻ nhà báo và kèm theo đó là những thái độ, lời lẽ đầy thách thức với các chiến sĩ công an, việc làm của người này cứ như là tao là nhà báo nên tao chả sợ trời đất vậy. Nhưng sau khi điều tra thì ông này không phải là nhà báo của tờ báo nào cả, ông chỉ là nhà báo giả. Nhưng qua sự việc đây có thể thấy, sức mạnh của nhà báo đang dần to lớn và sức ảnh hưởng của nó là vô cùng lớn, to lớn đến nỗi có thể giả danh nhà báo để có thể tung hoành dọc ngang mà không ai dám ngăn cản.
Ông Lê Văn Tuấn – người đã đâm vào cổng cuốn UBND tỉnh Thanh Hóa có thái độ thách thức lực lượng công an |
Nhìn vào thực trạng báo chí và nhất là báo mạng hiện nay, dù rất lạc quan cũng phải thừa nhận còn quá nhiều thiếu sót. Họ cầm bút phê phán cả xã hội, chỉ có những tiêu cực ngay trong nội bộ ngành báo là không thấy đả động đến hoặc có nhưng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Các anh chị dẫn dắt dư luận nhưng không định hướng được dư luận đúng sai phải trái thì cũng giống như ném một tảng đá xuống hồ để nước bắn lên ướt ai thì ướt vậy.
Sự xuống cấp trầm trọng của nhà báo đã làm một nhà báo lão thành cách mạng Nguyễn Hữu Thọ phải thốt lên rằng: “Tôi phải đau xót mà nói rằng chưa bao giờ uy tin báo chí giảm sút như hiện nay. Những năm vừa qua, báo chí sai phạm quá nhiều, mà sai phạm chủ yếu là thông tin sai sự thật, thậm chí là suy diễn, bịa đặt thông tin làm tổn hại danh dự cá nhân, tổ chức và gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội”. Cần phải thấy làm xấu hổ lắm các nhà báo và phóng viên ạ! Nhìn vào các bậc tiền nhân, các cây đại thụ ngành báo không ai làm việc vô trách nhiệm như vậy cả. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng là một nhà báo, đó vừa là niềm tự hào, vừa là tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi theo. Một nhà báo giỏi không chỉ cần ngòi bút sắc mà còn cần cả cái tâm trong sáng để thay nhân dân nhìn nhận vấn đề và hơn nữa đừng làm dụng cái thẻ nhà báo để mà tung hoành Bắc Nam.
VIỆT NAM
0 comments :
Post a Comment