NHÀ BÁO - HỌ THÍCH THÌ HỌ ĐƯA TIN?

Câu chuyện chủ yếu xoay quanh việc một anh nhà báo trong lúc "tác nghiệp" bị "hành hung"!

Cụ thể, chiều 23/9, Trần Quang Thế - Phóng viên báo Tuổi Trẻ có mặt tại hiện trường để "đưa tin" về vụ một người đàn ông (lái Taxi) tử vong ở cầu Nhật Tân, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Chuyện không có gì đáng nói nếu như anh chàng phóng viên kia không bị một anh công an "đá đít". Báo chí ầm ĩ, dân mạng bàn tán ồn ào, sôi nổi về sự việc này. Người bắt lỗi, quy trách nhiệm cho lực lượng công an cũng có, kẻ mượn gió bẻ măng nói xấu chế độ cũng có (http://danlambaovn.blogspot.com/2016/09/bao-luc-khong-la-bien-phap-nghiep-vu.html), một số người khác thì lại có những quan điểm lên án những phóng viên, nhà báo chỉ chăm chăm "chạy sự kiện" để đưa những tin bài mang tính chất "giật gân", câu Like...
"Phóng viên bị hành hung" làm sao nên nỗi!

Tác giả với lập trường, quan điểm của người ngoài cuộc bày tỏ suy nghĩ, đánh giá của mình về vấn đề này một cách khách quan, chân thực. Chân thực theo kiểu, nhìn thấy gì, cảm thấy thế nào thì nói thế ấy như sau:

Bàn về cái quyền của nhà báo, tất nhiên phóng viên có quyền phản ánh thông tin, không ai phủ nhận và càng không có gì phải bàn cãi. Vì thế mà chuyện anh công an ngăn cản anh phóng viên tác nghiệp là việc làm không đúng, anh công an này xứng đáng phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Sự thật, anh công an này sẽ bị cấp trên xử lý kỷ luật, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết đã giao cho Văn phòng Cơ quan điều tra (PC44, Công an TP Hà Nội) làm rõ vụ việc "hành hung phóng viên" và khẳng định “Tôi sẽ cho xử lý nghiêm minh, công khai. Phía Công an Đông Anh mới chỉ báo cáo về vụ việc chứ chưa báo cáo việc va chạm với báo chí”.

Tuy nhiên điều đáng bàn là càng có những sự việc như thế này xảy ra, thì quyền “tự do báo chí” của những người phóng viên, nhà báo lại càng có sự “quá đà”. Mà sự quá đà từ lâu đã gắn liền với họ theo kiểu “nắm quyền to trong tay, làm cái gì mà chả được”, ai lên tiếng, ai ngăn cản là bị “đánh hội đồng” ngay. Sức nặng của truyền thống, sức mạnh của “công nghệ mồm” vì thể khiến báo chí trở nên lũng đoạn. Biết bao câu chuyện về vấn đề đạo đức của người làm báo được cộng đồng rỉ tai nhau: nào là báo mạng bây giờ chỉ săn tin giật gân, thay vì đưa tin người tốt việc tốt, họ toàn đưa những tin cướp, giết, hiếp, chuyện của những người nổi tiếng, những người trong giới "xâu – buýt"; nào là phóng viên với cái thẻ nhà báo trên tay rất “ha – oai” khi ra đường, họ sẵn sàng dọa cho ai đó lên báo kể cả cơ quan chức năng, công an, bộ đội, với doanh nghiệp thì họ vòi tiền… Rồi chuyện, một số phóng viên trình độ, năng lực có hạn, kém hiểu biết về pháp luật nhưng lại thích nổ, thích thể hiện, nói chuyện pháp luật mà toàn dùng “văn bẩn”. Những điều này đang là thực trạng đáng lưu tâm của báo chí nước nhà, nó khiến cho nhiều người yêu nước có trách nhiệm thực sự không khỏi ngao ngán. 

Hiện trường vụ án nghiêm trọng – án mạng phải được cách ly, phong tỏa để công an thu thập chứng cứ, phục vụ cho công tác điều tra, hoàn toàn là bất khả xâm phạm. Thế mà chưa gì các anh phó nháy đã nhảy bổ vào chụp với quay.

Rõ ràng là nếu tìm hiểu kỹ thông tin, ai trong số chúng ta cũng sẽ biết anh nhà báo này đã được mời khỏi hiện trường, nhưng vì cố tình "chơi lầy" để "săn tin" nên mới xảy ra vụ việc như trên. Chỉ khổ cho những người thi hành công vụ! Không lẽ công an ở Việt Nam lúc nào cũng phải biết kiềm chế, biết nhẫn, biết nhịn nhục và đặc biệt lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ. Anh nào mà "nóng tính" như anh cảnh sát hình sự Đông Anh kia tốt nhất nên xin ra khỏi ngành không lại bị họ chửi. Có lẽ người ta quen với việc chỉ trích lực lượng công an rồi? Cứ cái gì sai, việc gì tiêu cực là họ lại làm ầm lên, từ một số cán bộ, một số chiến sỹ họ quy kết, đánh đồng cả một lực lượng. Anh công anh kia cũng là đang làm nhiệm vụ phong tỏa hiện trường để điều tra, để tìm ra nguyên nhân cái chết của người tài xế taxi, để đưa sự thật ra ánh sáng và cũng chính là đang bảo vệ an ninh trật tự cho nhân dân mà sao không mấy người cảm thông? Đã bao giờ thấy ai ủng hộ, ca ngợi chính những người đang ngày đêm bảo vệ an toàn trật tự, bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân đâu! Sao lại bất công với người công an vậy!

Thiết nghĩ, nhà báo làm được gì cho xã hội, định hướng được gì cho văn hóa lối sống của giới trẻ chúng tôi hay chỉ “tâm huyết” với “sự nghiệp" "câu doanh thu” cho chính mình. Điều này, tôi xin để dành cho mọi người phán! Bản thân tác giả chỉ dám phán một câu, nhỏ thôi, xinh thôi: Họ thích thì họ chụp, họ thích thì họ đưa tin, "cái quyền" của nhà báo mà!
Sự việc nào cũng có nguyên nhân, kẻ văn ít như tôi thì hiểu rằng: “không có lửa thì làm sao có khói”. Vì thế mong mọi người hãy đánh giá sự việc một cách thấu đáo đa chiều đừng vội vào hùa theo dư luận. Há chẳng phải những sự vụ như trên càng khiến một số người đã ngông lại càng thêm ngông sao?

BỜM
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment