THỜI MẠT CỦA BÁO CHÍ

Máu, xác chết, gái điếm, nghiện, lưu manh, anh hùng bàn phím, sửu nhi, tiền, tình...Và nhiều thứ khác hiện nay trở thành tin chính của báo chí, và là nguồn tạo ra view hay nói chính xác hơn là tiền của nhà báo vô đạo đức, lương tâm không bằng lương tháng.

Ngày xưa những tin dạng tệ nạn xã hội, hay những tin không phải chính luận, thậm chí không có cũng chả sao, thì nó chỉ có một góc nhỏ trên báo, nói chính xác hơn là cực kỳ khiêm tốn. Còn ngày nay nó trở thành tin chính, và được cập nhật liên tục trên các trang báo. Mỗi lần truy cập vào một trang báo bất kỳ thì chủ đề cướp, hiếp, giết và tình tiền tù tội nó hiện lên trước tiên?



Thậm chí người ta còn xuyên tạc cắt xén, thêm bớt cho nó hấp dẫn, sinh động câu view một cách khốn nạn trắng trợn.Báo chí ngày xưa là báo chí cách mạng, đưa tin trung thực, chính xác khách quan, và nhà báo được coi trọng và vị nể.

Còn ngày nay, nhà báo nói riêng và các tòa soạn báo, coi việc công kích hạ bệ cơ quan công an, tòa án, vks và nhà nước là phương thức lôi kéo độc giả. Nếu như họ đưa tính đúng, trung thực và khách quan thì đó là việc phản biện xã hội, góp phần xây dựng xã hội trong sạch và góp phần xây dựng chính quyền tốt hơn.

Tuy nhiên rất ít nhà báo, và tòa soạn báo làm được điều đó.Họ hiện nay luôn muốn đối đầu, phá thậm chí "gài bẫy" cơ quan công an để gây kích động dư luận vốn có nhiều thành phần bất mãn, hoặc không cảm tình với cơ quan công an.

Gần đây họ lên đồng tập thể vụ phóng viên báo Tuổi Trẻ bị đánh.

Tất cả bài báo chỉ lên tiếng chỉ trích công an "côn đồ", rồi "hành hung" và cản trở báo chí tác nghiệp. Nhưng họ phớt lờ đi sai phạm của những anh phóng viên bị đánh kia? Thậm chí đăng clip lên còn cắt xén,để lại cái nào có lợi cho mình? Tại sao họ không dám đăng trọn vẹn trên mặt báo nếu họ tự tin mình đúng?

Kế đến họ đang nhân danh cái gọi là "tự do ngôn luận" và "tự do báo chí", cũng như đem cả hiến pháp rồi nhân quyền ra để nói.

Nhưng họ quên một điều cực kỳ quan trọng về luật báo chí, luật hình sự và các thông tư của bộ công an về việc điều tra các vụ án? Nhà báo và các cơ quan báo chí, nói rằng "có quyền tiếp cận thông tin", nhưng lại quên rằng mình được phép tiếp cận thế nào, và khi nào?

Vụ việc vừa rồi là hiện trường vụ án, cơ quan công an chưa điều tra khám nghiệm hiện trường nữa mà? Mình nhất mạnh người ta chưa điều tra được mới triển khai, vì có môt anh tự xưng "nhà báo" nhảy xổ vào nơi người ta đang tác nghiệp? Yêu cầu xuất trình thẻ nhà báo thì không có, lại còn láo xượt vênh váo thậm chí còn hăm dọa "tao sẽ đăng bài" trước mặt các đồng chí cảnh sát hình sự đang giữ hiện trường?

Nguyễn tắc của người làm báo là trung thực, khách quan, nhanh và chính xác. Nhưng các anh hiện nay chỉ còn "nhanh" thậm chí "quá nhanh, quá nguy hiểm" chứ không còn yếu tố khác nữa rồi thì phải?

Đặc biệt các anh chị nhà báo nghĩ gì khi người ta tặng cho mình cái danh hiệu "Kềnh kềnh" nhỉ? Kềnh kềnh là loại vật chỉ đi ăn xác chết thôi đó. Mà cũng đúng, nhiều nhà báo bám vào một cái chết của ai đó bất kỳ, biến nó thành một seri trên mặt báo. Bất kể chết vì lý do và đó là ai, thì vẫn được lên báo mỗi ngày, thậm chí gia đình chưa lo tang sự xong vẫn phải chường mặt cho các vị phỏng vấn, thậm chí phỏng vấn cha mẹ, người thân hung thủ, nạn nhân có khi cả hàng xóm của họ.

Có khi khốn nạn hơn đời tư của người ta cũng moi ra luôn, nhằm câu view tăng kịch tính cho bài viết của mình? Các nhà báo nên nhớ thế này, đừng có cầm đèn chạy trước ô tô khi can thiệp quá sâu vào các vụ án, có khi còn đang điều tra ban đầu, cũng như đừng làm quan tòa kết án khi đó mới chỉ là nghi phạm chứ không phải bị can trước tòa.


Tôi cuối xin các nhà báo nên giữ cho mình chút phước phần cho con cháu giùm nhé, vì ngòi bút có thể có độc, nó giết chết cả con người, hủy hoại tương lai một ai đó, và thậm chí sự an ninh của quốc gia. Khi đặt bút viết, hay gõ bàn phím thì nên giữ mình cái tâm của con người trước và kế đến là rèn cho mình cái tài, và kỹ năng của người làm báo. Đừng có làm anh hùng bàn phím có nhuận bút và mang danh hiệu "nhà báo", nhưng không khác gì những thành phần facebooker cũng làm AHBP, nhưng không có lương.

Thiết nghĩ các anh chị nhà báo nên học lại luật báo chí, và cả luật hình sự, cũng như các thông tư của bộ công an về các vấn đề liên quan giữa báo chí và cơ quan công an. Đặc biệt nên biết rõ vai trò trách nhiệm, nghĩa vụ của báo chí là ở chỗ nào.

Tái bút: 
Đây là còm men của Facebooker Nguyễn Tâm Minh Nguyễn để các nhà báo tham khảo.

Thông tư số 28 đề cập đến việc bảo vệ hiện trường, hướng dẫn thi hành một điều luật cơ bản còn cao hơn. Đó là các điều 75 và 150 Bộ luật Tố tụng hình sự. Ngoài thông tư 28 còn có Thông tư 39/TT-BCA cũng đề cập đến việc bảo vệ hiện trường. Nói tóm lại, bảo vệ hiện trường là quyền hạn và trách nhiệm độc quyền của Cơ quan Cảnh sát điều tra. Phóng viên hay thường dân và tất cả nhưng người không có trách nhiệm không được phép vào hiện trường vụ án. Những người được phép vào hiện trường vụ án phải tuân thủ chỉ dẫn của điều tra viên.

TRẦN VĂN HOÀNG PHÚC
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment