Chuyện gì đến rối cũng sẽ phải đến. Ngày hôm qua ngày 12/7 Tòa Trọng tài hôm bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Với tuyên bố này Trung Quốc đã rơi vào thế gọng kìm và cần phải có đối sách phù hợp để cứu thoát mình, do vậy họ chỉ được phép chọn một trong hai con đường: Phớt lờ luật pháp quốc tế, hay nhượng bộ láng giềng và Mỹ nhưng bị dư luận trong nước chỉ trích.
Tuy nhiên với sự bảo thủ cùng tư tưởng một nước lớn, điều mà chúng ta dễ dàng phán đoán được phản ứng của TQ, chắc chắn họ sẽ không bao giờ chịu nhượng bộ mà lùi bước, ngược lại TQ còn tiếp tục thể hiện sự ngang ngược của mình khi phớt lờ và không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài. Bởi vì, nếu chấp nhận bất kỳ phần nào của phán quyết sẽ là rủi ro chính trị cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã tuyên bố sẽ không thỏa hiệp về cái ông gọi là “chủ quyền” của Bắc Kinh trên Biển Đông. Mà người đời thường nói “lãnh đạo nào, phong trào nấy”. Từ khi ông Tập lên năm quyền, tư tưởng Đại Hán, bành chướng của giới lãnh đạo TQ như được thức dậy. Cho nên, việc TQ sẽ bỏ lơ phán quyết trên thì cũng không có gì là khó hiểu. Thêm vào đó, sự cứng đầu của TQ sẽ được tái diên khi nước này nhiều khả năng sẽ dùng nhiều luận điệu để duy trì những lời công kích chống lại tòa án, Mỹ và Philippines, đồng thời tiếp tục các động thái quân sự ở Biển Đông trong vài tuần và vài tháng tới.
Chẳng hạn như Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua đã nhắm mục tiêu chỉ trích vào các nước phương Tây sau phán quyết, nói rằng họ cố tình kìm hãm sự trỗi dậy của Bắc Kinh. “Đây là sợi dây trói buộc hão huyền phương Tây tung ra vào thời điểm chiến lược, trong một nỗ lực vô ích để chấm dứt sự phát triển của Trung Quốc”, hãng này viết. Họ lặp lại khẳng định trước đó của ông Tập rằng Trung Quốc “không gây rắc rối, nhưng cũng không sợ gặp rắc rối”.
Tuy vậy, ông Tập cũng đang rất đau đầu khi đồng thời phải giải quyết hai bài toán khó cùng một lúc vì ở trong nước ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với lời kêu gọi phản ứng quyết liệt hơn với phán quyết của Tòa Trọng tài. Hơn nữa, đây là thời điểm nguy hiểm về chính trị đối với ông Tập. Chiến dịch chống tham nhũng đã khiến ông có nhiều đối thủ trong giới tinh anh. Bất kỳ dấu hiệu yếu đuối nào khi đối mặt với điều được nhiều người Trung Quốc coi là “sự sỉ nhục quốc gia” sẽ là cái cớ chính đáng cho họ công kích ông.
ông Tập Cận Bình |
Bên cạnh đó, sức ép của quốc tế càng khiên cho ông Tập cảm thấy bấp bênh hơn bao giờ hết. Hơn nữa, các nhà phân tích cho rằng, về lâu dài, việc Trung Quốc không thể dần điều chỉnh yêu sách Biển Đông của mình phù hợp với phán quyết sẽ làm tăng cơ hội xảy ra các vụ kiện mới, và có nguy cơ biến Bắc Kinh thành nước đứng ngoài vòng pháp luật quốc tế. Việc này cũng sẽ làm suy yếu tuyên bố lâu nay của Bắc Kinh rằng họ là người che chở cho các quốc gia yếu hơn, đồng thời làm xói mòn mục tiêu khác của ông Tập là đưa Trung Quốc lên vị thế dẫn đầu cộng đồng quốc tế, sánh ngang với Mỹ.
Nếu Trung Quốc tăng cường sức ép với các láng giềng trong khu vực, họ có thể khiến các nước ASEAN thúc đẩy quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với Mỹ, để đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc.
Người TQ có câu “gieo nhân nào, gặt quả nấy”. Với những gì mà TQ và bản thân ông Tập đang gặp phải thì đây chính là hệ quả tất yếu của câu ngạn ngữ trên.
Nguyễn Hòe
0 comments :
Post a Comment