CÓ PHẢI CÔNG AN KHOÁI ĐÁNH NGƯỜI?

Trong những ngày qua, đám “dân chủ” tự xưng thay phiên nhau gào lên rằng “Công an đánh nhà báo, đánh dân là một vấn đề nhức nhối” chẳng khác gì một cuộc lên đồng tập thể sau khi xảy ra vụ việc Cộng tác viên báo Tuổi trẻ Trần Quang Thế được cho là bị “cảnh sát hình sự huyện Đông Anh, Hà Nội hành hung”.

Theo đó, hàng loạt các trang báo “lá ngón”, “lá cải” như Dân Luận, BBC, RFA, Dân Làm Báo VN… đã “mượn gió bẻ măng” dù không biết vụ việc thực hư thế nào đều ra sức chửi rủa, vu cáo lực lượng Công an. Hàng loạt các bài viết, phóng sự phỏng vấn đua nhau “bình loạn” nhằm đánh giá, tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp khắc phục về việc mà họ cho là đã trở thành “vấn nạn” của xã hội. Tiêu biểu như:

Tay tiến sĩ “lưu manh” Nguyễn Xuân Diện (admin trang blog với danh Tễu) nhận định: “trong 2 năm gần đây, tình trạng lực lượng công an trên cả nước lợi dụng chức quyền, hay việc thi hành công vụ đánh người dân thô bạo ngày càng nhiều, công khai và bất chấp dư luận. Những hành động như vậy của họ được ví như kiêu binh ngày xưa và dường như họ đã được hệ thống quản lý bảo kê, chính vì vậy hiện tượng này ngày càng phổ biến hơn, nhiều hơn và sự đánh đập càng dã man hơn”.
Còn Nhất “lác” (tức Trương Duy Nhất) lại thấy rằng: “những hành vi và cách ứng xử của các nhân viên công an đã khiến người ta nhớ đến nạn kiêu binh cuối đời Hậu Lê làm xã hội đương thời loạn lạc. Điều đó đã gây nên sự ác cảm của dân chúng. Chưa bao giờ hình ảnh lực lượng công an lại tồi tệ như vậy”…
Vụ "phóng viên" gài bẫy cảnh sát hình sự đã có kết luận công khai minh bạch
(Ảnh Internet)

Bằng những nhận định một chiều, lấy hiện tượng quy thành bản chất, rồi thổi phồng thành những “sai lầm cố hữu” các nhà “dân chủ” đã nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của “vấn nạn” trên. Nếu như Nguyễn Xuân Diện cho rằng “hệ thống pháp luật có vấn đề khi đã bảo kê, dung túng cho lực lượng Công an” thì vị “dáo xư” Mạc Văn Trang (một “nhân sĩ trí thức” cấp tiến thường xuyên giao du với đám “dân chủ lưu manh) thì lại nhận định “sở dĩ Công an khoái đánh người là vì được kích thích bởi các thành tích mà qua đó nhanh lên chức, lên lương”…

Cuối cùng, các nhà “dân chủ” đã mạnh dạnh đưa ra các giải pháp để hạn chế và tiến tới chấm dứt “vấn nạn” trên. Theo đó, cần phải “xác lập hệ thống Tam quyền phân lập”, “thay đổi hệ thống pháp luật hiện hành”; chấm dứt cái gọi là “chế độ công an trị”…
Một bài viết xuyên tạc, bôi nhọ lực lượng Công an đăng trên trang Dân Luận
(Ảnh chụp màn hình)

Rõ ràng, đây là những thông tin sai lệch, không đúng bản chất sự vật, hiện tượng, làm cho dự luận có cái nhìn thiên lệch về những gì đang diễn ra trong đời sống xã hội, dẫn đến hoài nghi, mơ hồ, thiếu niềm tin vào sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; xuyên tạc sự thật, bôi nhọ lực lượng Công an nhân dân.

Cho đến nay, vụ việc Cộng tác viên báo Tuổi trẻ Trần Quang Thế bị “cảnh sát hình sự huyện Đông Anh hành hung” đã có kết luận công khai, minh bạch. Qua điều tra, xác minh của các cơ quan chức năng thì viên cảnh sát Ngô Quang Hưng đã có hành vi dùng chân đá (nhưng không trúng vào người) và vung tay vào mặt Trần Quang Thế. Hành vi này của cảnh sát Hưng đã vi phạm vi phạm “Quy tắc ứng xử của CBCS CAND khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hiện trường” nên bị mức xử lý kỷ luật khiển trách. Đối với Trần Quang Thế, căn cứ theo Nghị định 67 xử lý vi phạm hành chính trên 10 triệu đồng đối với hành vi đi vào khu vực hiện trường không được phép, tác nghiệp chụp ảnh tại hiện trường vụ án không được phép; có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ. Tuy nhiên, dư luận cho rằng với hành vi dàn dựng để bẫy cảnh sát nhằm quay clip bôi nhọ ngành công an của Trần Quang Thế thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, để đảm bảo tính răn đe, trừng trị thích đáng đối với những kẻ coi thường pháp luật.
CAND là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm (Ảnh Internet)



Phải thấy rằng, không bởi một vài trường hợp khiếm khuyết, vi phạm mà quy kết, đánh giá toàn lực lượng Công an. Đấu tranh với cái sai trái là một việc ai cũng nên làm và góp sức làm để xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Cái sai trái ở đây là tất cả: mọi loại vi phạm và tội phạm, sự thiếu ý thức, sự coi thường luật pháp, cán bộ biến chất... Chứ không phải là “vơ đũa cả nắm”, chĩa mũi rùi vào cả lực lượng thực thi công lý chỉ vì một bộ phận của nó có hành động và nhận thức sai.
Công an là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH, được coi là “Thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ. Một lực lượng như vậy đáng nhẽ người dân phải tin yêu, nhưng không, một bộ phận "nhân dân" đang quay mặt. Họ quay mặt vì một bộ phận của lực lượng đang biến chất, họ cũng quay mặt vì sự kích động và tuyên truyền của các tờ báo biến chất gây hiểu nhầm cho nhân dân, từ đấu tranh với một bộ phận sai, qua tuyên truyền kích động họ chuyển qua "sợ và ghét" cả lực lượng, mà vụ lên đồng tập thể với hàng loạt bài kiểu đuổi cùng giết tận anh cảnh sát hình sự, công an Đông Anh trong những ngày vừa qua là một ví dụ điển hình.
Trong thời đại truyền thông xã hội ngày nay, mỗi công dân, từng cá nhân cần hết sức tỉnh táo, chủ động nhận diện, lên án và tẩy chay những loại thông tin xuyên tạc, sai sự thật, đó là một trong những cách xây dựng nên một nền “báo chí sạch, báo chí vì con người”./.
VÔ DANH
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment