Trong mấy ngày vừa qua trên khắp các trang mạng xã hội đang lùm xùm xoay quanh câu chuyện “cảnh sát hình sự Đông Anh hành hung phóng viên trên cầu Nhật tân”. Thông qua sự việc này mới thấy rõ tâm lý “xồn xồn”, “té nước theo mưa” của một số người dân, đặc biệt là các phóng viên của một số tờ báo. Nếu như người dân thì điều đó cũng dễ hiểu nhưng còn “một số nhà báo” cũng như thế thì đúng là lạ?
Cái lạ thứ nhất là đúng với nghĩa của từ “xồn xồn” đó là chỉ với có một vài đoạn clip được “dàn dựng” khéo léo một tý được tung lên ngay lập tức hàng trăm, hàng nghìn người (nhà báo) nhảy vào bới móc, chất vấn bao vây mấy anh cảnh sát hình sự Đông Anh, cho rằng họ thế này, thế nọ. Và tất nhiên tất cả đều theo chiều hướng bất lợi. Trong số cả tá bài viết được “giật tít đùng đùng” trên các trang báo thì thật hiếm có được những bài viết mang tính khách quan, phân tích, lập luận một cách hệ thống (chưa nói đến đồng cảm cho hành động của mấy anh cảnh sát hình sự kia). Tôi chưa bàn đến ai đúng, ai sai nhưng như thế quả thực đã thấy rõ những bài bào này thực sự chưa đảm bảo tính toàn diện, khách quan, thiếu thiện chí tốt đẹp giống với tôn chỉ, mục tiêu của báo chí. Những điều này các “nhà báo” kia không lẽ họ không biết hay cố tình không biết.
Chân dung nhà báo Trần Quang Thế |
Một cái lạ nữa của mấy ông nhà báo này là “dám coi thường pháp luật”.
Rút kinh nghiệm mấy “nhà báo” kia, mình không không phải nhà báo, hay lêu báo “xin” gì cả nên cố gắng chơi bài “nói có sách, mắch có chứng” cho chắc ăn.
Điều 2, luật Báo chí cũng quy định "Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân". Như vậy, chắc chả phải bàn tán thêm gì nhiều bà con cũng đã thấy “toạc móng heo” cái đúng, cái sai nào đối với mấy ông báo chí kia rồi.
Cái lạ thứ ba (nói là lạ chứ không hiếm gặp đặc biệt đối với các tờ báo mạng ở nước ta) đó là vấn đề “đạo đức nghề báo”.
Nếu ai được đó từng học và làm nghề báo thì chắc cũng đều biết rằng “nghề báo là một nghề “viết đặc biệt” mang tính xã hội cao; ai cũng hiểu rõ rằng giá trị cốt lõi mang tính nguyên tắc trong hoạt động báo chí đó là “trung thực trong các thông tin mà báo chí cung cấp”.
Ấy vậy mà đọc các bài báo mấy ngày qua khi viết về sự việc này tôi lần mò tìm kiếm thật chẳng thấy dấu hiệu nào của những “giá trị”, “nguyên tắc” đó. Gần như tất cả bài viết đều chỉ cho tôi thấy rằng họ đang cùng đi trên một lối mòn “không trung thực”, không khách quan. Hình như họ đang có gắng lừa gạt dư luận, lừa gạt quần chúng nhân nhân dân để nhằm những mục đích “không thể chấp nhận”.
Tại sao tôi nói không trung thực và “lừa gạt dự luận”, “lừa gạt nhân dân”. Cho đến hôm nay khi sự việc đã từng bước sáng tỏ mọi người mới ngã ngửa, hóa ra bị lừa. Có rất nhiều "cái lừa" mà dư luận phải hứng chịu, xin điểm qua để mọi người đỡ sốc.
"Cái lừa" đầu tiên nằm ở ngay cái màn kịch mà mấy ông “nhà báo rởm” này đã dày công dàn dựng. Từ việc xây dựng kịch bản, lựa chọn diễn viên, sử dụng lời thoại, các công cộng, phương tiện và cả những yếu tố đính kèm khác có thể tác động đến màn kịch đều được tính toán, dàn dựng khá công phu. Không biết màn kịch này đã được chuẩn bị sẵn từ trước và chỉ đợi đến dịp thì “áp dụng” hay là chỉ mới được dàn dựng cấp tốc mà giá trị lừa gạt lại cao đến thế? Nếu là mới được dàn dựng khi vụ án xảy ra thì quả là đáng tiếc cho mấy ông “nhà báo rởm” này đã chọn sai nghề báo.
"Cái lừa" thứ hai là ở cái nội dung của video được tung lên mạng. Cái video này đã được phù phép nên chỉ còn toàn những đoạn thể hiện đúng ý đồ của của mấy ông đạo diễn. Còn những đoạn thể hiện hành vi “nhà báo rởm” Quang Thế bất chấp cảnh bảo, nhắc nhở của lực lượng bảo vệ hiện trường cố tình nhiều lần đi vào hiện trường vụ án; những đoạn video quay cảnh mấy ông “nhà báo rởm” chửi tục, xúc phạm mấy anh cảnh sát hình sự thì gần như bị phù phép “hô biến”. Họ làm ảo thuật giỏi như vậy bảo sao nhân dân không bị lừa.
"Cái lừa" tiếp theo là “lừa danh”. Bây giờ thì đã rõ như ban ngày, ông diễn viên “bất đắc dĩ” được sử dụng thành nhân vật chính với cái mác “nhà báo” thực ra chỉ là cộng tác viên. Chắc mọi người thừa tỉnh táo để phân biệt được sự khác nhau giữa nhà báo xịn với cộng tác viên. Như vậy, chỉ vì động cơ, mục đích nào đó (chắc không tốt đẹp) mà mấy tay nhà báo (tưởng là xịn) đã phù phép hô biến Quang Thế, từ một kẻ bát nhao, tào lao mới học qua bổ túc ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa thành một “đống bùi nhùi” mang danh “nhà báo” để lừa thiên hạ. Nếu như những tờ báo, những nhà báo đóng vai trò đạo diễn trong màn kịch này còn đủ liêm sĩ nghề nghiệp có lẽ họ đã không làm như thế. Việc làm đó đã cố ý lừa gạt dư luận, lừa gạt nhân dân (trong đó có cả nhiều luật sư, tri thức) và chính đội ngũ các nhà báo chân chính. Điều này đã trực tiếp xúc phạm tới đội ngũ các nhà báo chân chính nói riêng và đối nền báo chí Việt Nam nói chung.
Nói là thế nhưng ở đời “nói đi cũng phải nói lại”. Rõ ràng ở đây trong vô số “cai hay”, “cái tài” của mấy ông “nhà báo rởm” đã làm được để lừa mọi người như đã nói ở trên thì vẫn còn đó những “cái ngu”, “cái dở” mà có lẽ chỉ khi bị te tua mấy ông này mới nhận thấy đó là đã “chọc vào tổ kiến lửa”; đã tuyển (cố tình gắn mác) được một ông “cộng tác viên” từng tốt nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên huyện cho tờ báo danh tiếng của mình. Thật đáng tiếc cho mấy ông đạo diễn hờ đã không thực hiện được mục tiêu của mình; thật tiếc Trần Quang Thế đã không biết dữ mình để trở thành “con tốt” trong bàn ma mãnh.
Như vậy, với một hành động vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lừa gạt dư luận, nhân dân, bôi nhọ đến giá trị cốt lõi của nghề báo thật khó mà tha thứ được.
BÚT TRE
0 comments :
Post a Comment