Vụ 3.500 tỷ đồng: Hai bộ đều phải chịu trách nhiệm


Theo Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, ông Bùi Đức Thụ, liên quan việc người tiêu dùng phải mua xăng dầu đắt hơn 3.500 tỷ đồng do cơ quan quản lý áp thuế nhập khẩu cao hơn cam kết quốc tế, hai bộ được giao quản lý là Công Thương và Tài chính đều phải chịu trách nhiệm.

Vụ 3.500 tỷ đồng: Hai bộ đều phải chịu trách nhiệm - 1

“Phản pháo”
          Những tranh cãi về trách nhiệm trong việc cùng quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong thời gian qua khiến người tiêu dùng phải chi 3.500 tỷ đồng mua xăng dầu cao hơn quy định tiếp tục gây chú ý của dư luận khi ngày 23/3, Bộ Công Thương có văn bản “phản pháo” những ý kiến của Bộ Tài chính xung quanh trách nhiệm điều hành giữa hai cơ quan.
         Trong văn bản dài 3 trang, đại diện Bộ Công Thương dẫn hàng loạt các quy định trong Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu để khẳng định trách nhiệm là của các cơ quan điều hành. Theo đó, Bộ Tài chính là cơ quan được giao chủ trì quy định mức thuế xuất nhập khẩu xăng dầu và hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu.
Bộ Công Thương cũng khẳng định trong văn bản về việc nhiều lần cùng các doanh nghiệp, hiệp hội xăng dầu có công văn kiến nghị Bộ Tài chính xử lý vấn đề chênh lệch trong áp thuế nhập khẩu xăng dầu từ những nước có hiệp định thương mại với Việt Nam. (Vấn đề này, thậm chí được nêu rõ trong các công văn số 153 ngày 31/3/2015; công văn số 270 ngày 18/5/2015 về kiến nghị xử lý thuế của Lọc hóa dầu Bình Sơn cùng nhiều công văn khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Lọc dầu Dung Quất cũng như của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam xung quanh các vấn đề về thuế nhập khẩu xăng dầu). Bộ Công Thương cho rằng, việc đại diện Vụ chính sách thuế Bộ Tài chính “đổ lỗi” khi trả lời báo chí về chậm đưa ra mức thuế xuất nhập khẩu mới là chưa hiểu đúng chức năng, nhiệm vụ của hai bộ.
          Theo ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước,  quan điểm của Bộ Công Thương khá rõ: đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục sớm có giải pháp tài chính tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo lộ trình của các FTA theo cam kết hội nhập quốc tế trên cơ sở đảm bảo lợi ích của nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, xăng dầu và các đối tượng tiêu dùng. “Năm 2015, chúng tôi đã nhiều lần có văn bản đóng dấu đầy đủ gửi sang kiến nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu. Từ đầu năm 2016, chúng tôi tiếp tục đề cập vấn đề thuế nhập khẩu trong 3 văn bản nhưng họ (Bộ Tài chính-PV) không hề có văn bản trả lời. Bộ Tài chính nắm về thuế, đổ trách nhiệm như vậy không được”, một quan chức Bộ Công Thương đề nghị giấu tên nói với PV Tiền Phong.
Áp dụng sai cần sửa sai luôn
         Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội ngày 24/3, ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, vấn đề áp thuế nhập khẩu sai cam kết khiến người tiêu dùng phải mua xăng cao hơn thực tế 3.500 tỷ đồng cần nhìn ở nhiều khía cạnh.
       Với phần chênh lệch đó, cần làm rõ cơ sở pháp lý và đưa vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Nếu đưa số tiền 3.500 tỷ đồng chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu mà doanh nghiệp đang được hưởng vào Quỹ bình ổn cũng là cách để điều hòa giá xăng dầu trong thời gian tới. Ở đây, người dân thiệt  giai đoạn trước nhưng vẫn sẽ được hưởng giai đoạn sau. Còn việc trả lại tiền trực tiếp cho người dân là việc không thể.
“Bây giờ có nhiều người hỏi trách nhiệm thuộc về ai? Thì trách nhiệm thuộc về người ban hành. Ai ban hành người đó chịu trách nhiệm. Ở đây là lỗi trước tiên thuộc về hai bộ quản lý là Công Thương và Tài chính. Còn các bộ cứ đùn đẩy nhau thì Chính phủ phải chịu trách nhiệm”, ông Thụ nói.
         Ông Thụ cũng cho rằng, cần rà lại Nghị định 83 cùng các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu để xác định ngoài việc xác định giá cơ sở chưa phù hợp thì còn cái gì không phù hợp, để sửa luôn cho hoàn thiện cơ chế. Mục tiêu cuối trong giai đoạn tới làm sao việc quản lý thị trường nói chung, quản lý giá xăng dầu nói riêng đừng để những trục trặc, đừng tạo ra việc các tổ chức cá nhân thu lợi mà không dựa vào đóng góp, công sức đầu tư cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính tổ chức, cá nhân đó.
          “Các bộ nên rà soát lại, kiểm điểm rõ trách nhiệm để rút kinh nghiệm, đừng để sơ suất lại xuất hiện trong thời gian tới. Còn việc cá thể hóa trách nhiệm tôi cho rằng khó bởi ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên nguyên tắc là chế độ tập thể làm quy trình tương đối phức tạp. Quan trọng nhất là phát hiện sai ta sửa sai luôn”, ông Thụ nói.

Nguồn: Phạm Tuyên - Nguyễn Hạnh - http://www.tienphong.vn/kinh-te/hai-bo-deu-phai-chiu-trach-nhiem-984951.tpo
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

29 comments :

  1. cơ chế nước ta còn rất nhiều bất cập còn nhiều vấn đề chồng chéo quá khiến cho việc giải quyết khó khăn rất lâu và đôi khi đi vào ngõ cụt nữa chứ, như chuyện vấn đề xử lý hành chính vi phạm giao thông thôi, rất nhiều lực lượng được quyền đó khiến cho người dân giờ không biết phân biệt thế nào nữa

    ReplyDelete
    Replies
    1. chồng chéo thì cái này cũng được Quốc hội nói từ lâu rồi bạn ak và cũng tìm cách giải quyết rồi mà chưa đâu tới đâu cả, ai cũng muốn mình quyền nhiều nên cứ lánh sân này nọ thế mà, giờ có việc lại đổ trách nhiệm cho nhau

      Delete
  2. 3500 tỷ là con số không hề nhỏ, nhưng cái này là của toàn dân bỏ ra, thì mỗi người cũng một ít thật, đôi khi người dân không nghĩ gì, nhưng đây là vấn đề lớn của đất nước, nó cho thấy trách nhiệm của các cơ quan ban ngành trong quản lý đang còn nhiều yếu kém quá

    ReplyDelete
  3. lại là đổ lỗi cho nhau, thế này thì biết khi nào mới tiến bộ được cơ chứ, giờ đổ lỗi cho nhau được gì nữa, người không cần là cần khắc phục hậu quả càng sớm càng tốt kìa, chứ đừng vì cái danh dự chó má của các ông nữa

    ReplyDelete
    Replies
    1. Việt Nam mình là thế bạn ak, sợ nhận trách nhiệm sợ bị nói rồi mất uy tín rồi không được bổ nhiệm này nọ, sợ bị cách chức này nọ nên cái gì cũng đổ trách nhiệm cho cái này cái nọ đã, còn hậu quả giải quyết thì cứ kệ đã

      Delete
  4. Rõ ràng việc dân việc nước không phải chỉ do 1 người quyết mà được, đây là sai lầm của cả một hệ thống

    ReplyDelete
  5. Cái chính là sửa như thế nào, có kịp thời và trọn vẹn hay không chứ không phải cứ phải mang nhau ra mà kiểm điểm như thế

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cứ lo sửa cho kịp thời đi, đem ra kiểm điểm sau cũng được không sao, miễn dân không phải gánh chịu

      Delete
  6. Ông vn chẳng làm được tích sự gì ngoài cái to mồm với lại kiểm điểm

    ReplyDelete
  7. Cái đệch. Chê đắt thì đi bộ cmmr đi. Thích đi xe mà cứ đòi hỏi. Có phải thánh đâu mà cái gì cũng làm được.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn đang nghỉ cái đệt gì vậy, làm gì có chuyện đó được, làm không được sao không nghỉ mẹ nó đi

      Delete
  8. Sai rồi sửa, sửa lại sai, lại sửa, lại sai....... chỉ có ở ...

    ReplyDelete
  9. Nhìn nhiều khía cạnh hay nhìn một khía cạnh cũng thế mà thôi. Các ông có thèm sửa đâu mà nhìn một phía với chả nhiều phía.

    ReplyDelete
  10. Trách nhiệm chung là của cả 2 bộ. Sai mà kịp thời sửa mới gọi là tốt.. Sai mà không chịu sửa cứ giữ khư khư lại để làm gì.

    ReplyDelete
  11. Trách nhiệm của nhà nước là phục vụ nhân dân, đầy tớ cho nhân dân nhưng hai bộ làm việc kiểu này thì làm sao hợp ý nước, lòng dân được.

    ReplyDelete
  12. Giống như đá bóng cứ bên này đá qua bên kia rồi bên kia lại đá sang bên này.Như thế một hồi lâu quả bóng được đá ra ngoài là kết thúc trận đấu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhìn trường hợp này giống như trường hợp nữ du khách bị cướp túi xách tuy nhiên mức độ là khác nhau: 1 bên là túi xách tổng tài sản 3k $ còn 1 bên là 3,5k tỷ VND. Giống nhau ơ chỗ, chắc chắn là chính phủ đứng ra xin lỗi và hứa hẹn 1 điều gì đó

      Delete
  13. Không phải 2 Bộ này chịu thì còn ai vào
    chịu thay nữa. Lại bảo người dân đi. Những lúc như thế này mới thấy có người dân là khổ thôi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không ai là không sai bạn à, sai mà đứng ra nhận lỗi mới là cái tốt

      Delete
    2. This comment has been removed by the author.

      Delete
    3. Không ai là không sai nhưng cứ như vậy thì ăn cám mà sống à bạn, cái gì cũng dân chịu hết, để xem giải quyết thế nào

      Delete
    4. Không ai là không sai nhưng cứ như vậy thì ăn cám mà sống à bạn, cái gì cũng dân chịu hết, để xem giải quyết thế nào

      Delete
  14. Tôi chả cần biết các ông làm gì cao sang nhưng mà tôi chỉ biết thế này: ông công thương là ông quản lý mua bán làm ăn các kiểu còn ông tài chính là ông tính tiền chi tiền và cất tiền và cầm tiền. Ông tính tiền ông tính giá cao thì là cao, còn ông mua bán làm ăn, ông đòi văn bản trả lời người ta không trả ông cũng mặc kệ. Chính phủ đâu? phân giải cái

    ReplyDelete
  15. Ghép 2 bộ này về chung 1 nhà cho bớt hạnh họe

    ReplyDelete
  16. nếu như cái sai là của chung thì cả hai bên đều phải có lỗi chứ, người tiêu dùng đúng là luôn là người chịu thiệt nhất, các cơ quan chức năng cần phải chú ý hơn những điều này

    ReplyDelete
    Replies
    1. họ chú ý rồi đấy nhưng chả có trách nhiệm. Ông công thương ông không thấy công văn hồi đáp ổng cũng kệ để thế chả màng. Ông Tài chính thì sau bài báo này chả dám nói năng gì cả. Cuối cùng thì chính phủ phải tính thế nào tính bù lại cho người dân bằng cách nào đó

      Delete
  17. Nói chung là các doanh nghiệp dầu đèn lời to trong vụ này sống có qua có lại lắm anh em 2 bộ cứ yên tâm mà làm ăn công tác.
    Tốt nhất là các ông nên sửa cái sai của mình đi chứ đừng tăng xăng cho lắm. 3 nghìn rưỡi tỉ đồng đấy ạ

    ReplyDelete
  18. Các ông làm việc có trách nhiệm tí đi, biết lo đi, các ông sai, các ông có nhận lỗi rồi chịu trách nhiệm của mình, nhưng trong cái vòng xoáy ấy cuối cùng ai lại là người phải chịu

    ReplyDelete
  19. Thế này thì người dân đã phải chịu thiệt hại không nhỏ rồi. Các cơ quan nhà nước làm ăn như thế này có thể liệt vào kiểu tắc trách được rồi. Lại còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau thì cũng đến bó tay

    ReplyDelete