Dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông tháng 12-2014
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa công bố báo cáo tình hình đầu tư của Trung Quốc cho biết, tính đến tháng 3/2016, Trung Quốc đang có 1.346 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam.
Hiện nay Trung Quốc đang vươn lên đứng thứ 9 trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư tại Việt Nam. Với tổng vốn đăng ký 10,4 tỷ USD, quy mô bình quân mỗi dự án chỉ đạt 7,7 triệu USD, bằng một nửa so với mức bình quân của các nhà đầu tư khác tại Việt Nam.
Các dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 916 dự án, tổng vốn đăng ký là 5,38 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn; tiếp theo là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa chiếm gần 20% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu theo hình thức trực tiếp (100% vốn) và hợp đồng BOT, BT, BTO…
Về địa bàn đầu tư, Trung Quốc đã đầu tư ở 54/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi, gần biên giới Việt – Trung và có là nơi nhiều người Hoa sinh sống như Lào Cai, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình thận; trong đó Bình Thuận có số vốn đầu tư của Trung Quốc lớn nhất là hơn 2 tỷ USD của 5 dự án; Tây Ninh đứng thứ hai, tiếp đó là Hà Giang, Lào Cai, Bình Dương.
Những dự án lớn của Trung Quốc như: Nhà máy Nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1, vốn đầu tư 2 tỷ USD tại Bình Thuận; Dự án Lốp xe Việt Luân (400 triệu USD tại Tây Ninh); Dự án chế biến cao su Tân Cao Thâm và Dự án Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (cùng có vốn 337,5 triệu USD tại Lào Cai); Dự án xây dựng các nhà máy sợi trị giá hàng tỷ USD của Tập đoàn Texhong…
Những năm gần đây, Việt Nam là điểm đến đầy hấp dẫn với nhà đầu tư Trung Quốc do đã gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hàng loạt hiệp định khác nên vốn đầu tư từ Trung Quốc tăng mạnh, chủ yếu rót vào công nghiệp chế biến, dệt nhuộm… vì muốn hưởng lợi từ làn sóng hội nhập của Việt Nam.
Nhưng dự án của Trung Quốc thường có vốn đầu tư nhỏ hơn bình quân các nước khác, công nghệ lạc hậu và thường gây ô nhiễm môi trường như trường hợp các dự án nhà máy nhiệt điện, dệt nhuộm…
Nó đầu tư thì có ngoại tệ thôi, nhưng phải luôn luôn là dùng đồng đô la mới làm ăn với nó, chứ dùng nhân dân tệ của nó thì mình chỉ có thiệt thôi. TQ đầu tư nó khác với các nước khác đầu tư. Lợi ích chính trị của TQ luôn lấy kinh tế đi đầu
ReplyDeleteNói chung là chính quyền cần có cơ chế siết chặt quản lý đối với các chủ đầu tư nước ngoài. Bởi đây là vấn đề liên quan đến thế hệ mai sau ( nói to tát lên thế)
ReplyDeleteNhiều người nói dự án lớn nhỏ khác nhau, tùy theo từng mục đích khác nhau nhưng chung quy lại trung quốc muốn biến VN thành mảnh đất màu mỡ của nó mà người nó qua khai thác. Ký với trung quốc được cái gì thì phải trả lại cho nó gấp mấy lần. Nó toàn tính thâm hiểm cả chứ đâu nhìn gần như chúng ta. Phát triển là không bền vững
ReplyDeleteRất nhiều dự án mà trung quốc có được ở VN. Các nhà thầu VN không đủ lực mà chơi lại với nhà thầu trung quốc trong khi mà các nhà chức năng không nhận thức được mối nguy hại trong tương lai rồi "chi phí gầm bàn" các kiểu thì bảo sao dự án TQ không nhiều.
ReplyDeleteNền kinh tế Việt nam đang còn chịu nhiều ảnh hưởng từ phía Trung Quốc. Cần có những chính sách đối ngoại khôn ngoan, phù hợp.
ReplyDeleteVì vậy cái chúng ta cần làm là cân bằng giữa việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như việc tận dụng tối đa cơ hội từ phía Trung Quốc để xay dựng và phát triển đất nuwocs
ReplyDelete