Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng chưa hiệu quả... là hai trong số những tồn tại mà Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nêu ra.
Báo cáo công tác Quốc hội sáng 22/3, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết, nhiệm kỳ khóa XIII được cử tri cả nước bầu ra ngày 22/5/2011, hoạt động trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Dù vậy, nhiệm vụ lập hiến, lập pháp đã được Quốc hội nỗ lực thực hiện và đạt kết quả nổi bật.
Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành trọng trách xây dựng và thông qua bản Hiến pháp 2013, thể chế hóa đường lối của Đảng, đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
"Với quá trình chuẩn bị khoa học, công phu, chặt chẽ trong 3 năm 2011-2013, bản Hiến pháp mới đã kế thừa và phát triển các giá trị cốt lõi, nền tảng của các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, đồng thời bổ sung đầy đủ và sâu sắc hơn nhiều nội dung mới, phù hợp đường lối, định hướng phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế", Chủ tịch Quốc hội cho hay.
Đến hết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã ban hành 100 luật, bộ luật, dự kiến kỳ họp 11, Quốc hội tiếp tục thông qua 7 dự án luật (trước đó, khóa IX thông qua 53 luật, khóa XI thông qua 84 luật, bộ luật; khóa XII thông qua 67 luật, bộ luật).
Tuy nhiên, Chủ tịch cũng thẳng thắn thừa nhận hoạt động lập pháp còn không ít hạn chế. Việc thường xuyên phải điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa được khắc phục. Một số đạo luật chưa phản ánh đầy đủ, sát thực nên hiệu quả điều chỉnh và tính khả thi không cao.
Quốc hội khoá XIII cũng ban hành nhiều nghị quyết quan trọng quyết định việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm 2011-2015 sát thực tiễn hơn; tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội...
Theo Chủ tịch Quốc hội, nhiều quyết sách đã giải quyết kịp thời bức xúc từ cuộc sống như: quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện; tăng cường biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm; hỗ trợ đóng tàu đánh bắt xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo...
Quốc hội cũng thảo luận, thông qua chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành; xác định đây là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia, có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế - xã hội phía Nam và cả nước.
"Yếu tố trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn trong quyết sách của Quốc hội nhiệm kỳ này được thể hiện rõ nét. Mỗi phát biểu của đại biểu trên diễn đàn đều xuất phát từ đời sống thường nhật, lấy mục tiêu lo việc của dân để bàn thảo và quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định.
Quốc hội nhận trách nhiệm
Dù vậy, Quốc hội cũng nhận rõ phần trách nhiệm với những tồn tại, yếu kém của đất nước. Đó là chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; cơ cấu ngân sách chưa hợp lý, bội chi cao, nợ công tăng; tái cơ cấu kinh tế chậm; ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực trạng cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí cũng chưa đạt yêu cầu; tình hình tội phạm, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước thách thức mới...
"Những vấn đề này Quốc hội đã có nhiều giải pháp nhưng chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân của những hạn chế trên một phần là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và những hạn chế, yếu kém vốn có của nền kinh tế. Mặt khác cũng có phần do Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội chưa quan tâm thỏa đáng đến việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước", Chủ tịch thừa nhận và cho hay thực tế, đại biểu chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, thiếu thời gian nghiên cứu, chưa có điều kiện sử dụng chuyên gia tư vấn, phản biện để phân tích trước khi biểu quyết.
Dấu mốc quan trọng trong hoạt động giám sát
Điểm mới của nhiệm kỳ là tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội tiến hành chất vấn trực tiếp những người đứng đầu cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ.
Hoạt động giám sát tối cao theo chuyên đề đã được tập trung vào những vấn đề bức xúc và cấp thiết của cuộc sống như chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; quy hoạch thủy điện; đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tái cơ cấu kinh tế; tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật...
Nhiệm kỳ khóa XIII cũng là lần đầu Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. "Toàn bộ quy trình lấy phiếu tín nhiệm được làm một cách dân chủ, công khai, minh bạch để công luận, cử tri và nhân dân cả nước theo dõi, giám sát", Chủ tịch nói.
Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, dù có nhiều cải tiến nhưng hoạt động giám sát của Quốc hội còn hạn chế. Một số trường hợp chưa xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan, biện pháp xử lý.
"Việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử tri chưa đạt yêu cầu; giám sát việc thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được thực hiện tốt và kết quả thấp", Chủ tịch Quốc hội nói.
Ông kiến nghị Quốc hội khoá mới cần nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng, nhất là vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, tổ chức bộ máy, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia. Ông cũng đề xuất tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách lên khoảng 40% tổng số đại biểu để làm nòng cốt xây dựng luật, hoạt động giám sát...
(Nguồn: Vnexpress)
Cái tôi thắc mắc là liệu Quốc hội nhiệm kỳ 13 đã có những đánh giá, nhận xét về mình như thế thì Quốc hội nhiệm kỳ 14 có lấy đó là bài học và sửa chữa không? hay chỉ là việc ông hết nhiệm kỳ rồi, ông xuống thì ông nói mình xấu để giữ uy tín thì kệ ông thôi
ReplyDeleteChắc chắn sẽ phải rút kinh nghiệm chứ, chứ nói mà ko có ý nghĩa gì cả thì nói làm gì cơ chứ
DeleteTôi thấy một điều đó là cứ cuối nhiệm kỳ, ông nào cũng tỏ ra anh hùng, nhận rõ trách nhiệm cái mình làm được, cái mình ko làm được, thế sao trong lúc đang còn đương nhiệm cách ông ko nói thẳng ra và giải quyết ngay đi
ReplyDeletenói thì dễ làm chắc gì đã được, giải quyết vấn đề vĩ mô chứ có phải chuyện đơn giản đâu cơ chứ. Mấy bố cứ làm như chơi vậy
Deletecũng ko thể bảo là vì vấn đề lớn nên giải quyết khó. Lớn mới cần đến mấy ông ngồi đó, người dân mới tín nhiệm, tin tưởng các ông. chứ không bố con thằng nào ngồi chẳng được cơ chứ. tụi tôi tính nhiệm các ông lên đấy để các ông ngồi bàn bạc mà giải quyết, các ông cũng có lương này lương nọ hẳn hoi đấy nhé
Deletemình là người dân, lá phiếu của mình trên thực tế cũng có thể nói là giúp các ông ngồi vào đấy, nhưng cũng chỉ là hạt cát thôi. Nhưng hi vọng mấy ông ấy nghĩ được cho dân, nói thẳng ra những suy nghĩ thực sự của dân để rồi giải quyết cho dân, chứ đừng ngồi ở đó cho đủ ngày đủ tháng và lấy lương đâu
ReplyDeletesao trước kia ông không nói mà giờ đến khi kết thúc nhiệm kỳ đã ông mới giám đứng ra nói thẳng nói thật cơ chứ, thế ra khác gì ông không làm tròn trách nhiệm của một đại biểu. Đại biểu là do dân bầu ra, các ông được nhân dân giao trách nhiệm là nói thẳng nói thật ra lòng dân để còn giải quyết chứ không phải là cứ úp mở, ngồi chơi ko nói gì cả, kệ ai làm gì thì làm được. Nói thế thôi, chứ Quốc hội khóa 13 vừa qua tôi vẫn đanh giá cao, giải quyết được nhiều vấn đề lớn
ReplyDeletebạn sai rồi, đây là kiểm điểm cuối nhiệm kỳ cơ mà, nên cuối nhiệm kỳ mới phải làm cơ chứ. Nhưng mà đúng là Quốc hội cần phải có cách để có thể gần dân hơn nữa, Quốc hội là cơ quan gần nhất rồi, nhưng tôi thấy đôi khi những ý kiến của dân vẫn chưa được thấu hiểu cho lắm
DeleteNhiệm kỳ 13 vừa qua đúng là các ông có những đóng góp lớn cho đất nước, giải quyết nhiều vấn đề cho nhân dân nhưng cũng có những vấn đề các ông chưa được đơn của là cái luật bảo hiểm để rồi công nhân phải biểu tình rồi các vấn đề khác nữa. nên hi vọng khóa 14 sẽ rút kinh nghiệm để làm cho dân tin tưởng hơn
DeleteĐáng khen cho một nhân cách lãnh đạo. Tự hào vì có những lãnh đạo nhiệt huyết với quốc gia như thế này. Mặc dù Quốc hội đã ban hành được nhiều quyết sách đúng đắn đem lại hiệu quả cao cho xã hội những Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn thẳng thắn nhận trách nhiệm với những mặt hạn chế của mình.
ReplyDeleteToàn là những người có uy tín và trình độ, được dân bầu lên làm gương mặt của đất nước vậy mà khác hẳn với những gì đã hứa hẹn, cuối cùng lãnh đạo của chúng ta lại cúi gằm mặt xin lỗi nhân dân vì không làm được gì. thật thiếu trách nhiệm
ReplyDeleteQuốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là nơi tập hợp những vị lãnh đạo tài đức vẹn toàn nhất nên việc phát triển hay yếu kém của đất nước tất yếu phụ thuộc vào sự sáng suốt của Quốc Hội và các vị đại biểu.
ReplyDeleteTuy nhiên không thể đổ hết lỗi cho sự yếu kém lạc hậu cảu đất nước cho Quốc Hội mà sự nghiệp phát triển đất nước là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân chứ không phải của riêng ai.
ReplyDeleteĐất nước ta đang trên đà phát triển, việc nhận thấy những yếu kém và đưa ra nhưng biện phát ngăn chặn, đẩy lùi,sẽ góp phần rất lớn
ReplyDeleteChúng ta cần phải nhìn đúng, nhìn thẳng vào sự thật, cho dù đó là những yếu kém, khuyết điểm hay vấn nạn còn tồn tại. Mong rằng trong tương lai quốc hội sẽ hoạt động tốt hơn, đưa đất nước đi lên
ReplyDelete