Các thế lực đang lợi dụng bầu cử Quôc hội để chống phá
Gần đây, trên trang mạng của Tổ chức phản động lưu vong Việt Tân và một số trang mạng phản động khác có đăng tải bài viết "Quốc hội hay hội nghị đảng viên mở rộng?”. Qua đó, xuyên tạc một cách trắng trợn tình hình, thực tế cũng như vị trí, vai trò của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với tư duy của những nhà “dân chủ”, mở rộng bài viết có nêu một câu xanh rờn rằng: “Bầu cử quốc hội từ lâu không được quần chúng quan tâm, cho dù nó được nhà nước tôn vinh là “Cơ quan quyền lực cao nhất nước”. Vâng, chắc hẳn đó là “sự thật” khi tác giả bài viết không biết hoặc cố tình không biết rằng trong lần bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XII (2007 - 2011) bầu cử ngày 20-5-2007 tỉ lệ cử tri bỏ phiếu là 99,64% và trong lần bầu cử quốc hội gần nhất, quốc hội khóa XIII( 2011-2016),tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 99.51%( Xem thêm tại:
Như vậy, bầu cử quốc hội “không còn được quần chúng quan tâm” nhưng trong khi đó vẫn có tới hơn 99% cử tri trong cả nước tham gia. Không biết tác giả bài viết có những bình luận gì về những con số ấn tượng này?
Tiếp theo, bài viết đưa ra phê phán quy chế bầu cử dân chủ là thiếu công khai, minh bạch và “không có ở nước nào trên thế giới khi đại biểu quốc hội phải qua sự giới thiệu của Mặt trận tổ quốc Việt Nam”. Tuy nhiên, ở phần lớn các nước trên thế giới, đại biểu quốc hội cũng được sự giới thiệu của một số tổ chức. Điển hình là ở Mỹ, các thành viên Hạ viện Mỹ và Thượng viện Mỹ đều là thành viên của hai đảng Dân chủ và Công hòa (Tìm hiểu thêm tại:
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_electionsinbrief_iv.html).
Mặt khác, Mặt trận tổ quốc Việt Nam là là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta hiện nay. Sự qui định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là xuất phát tư thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống. Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận đặt ra mà là do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận.Chính vì vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền và trách nhiệm tham gia vào việc bầu cử, góp phần đảm bảo việc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của nhân dân. Ngoài ra, còn có các tổ chức hiệp thương khác tham gia vào việc giới thiệu người vào quốc hội.
Bên cạnh đó, bài viết đưa ra những con số từ Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ngày 16/02/2016 vừa qua tổ chức tại Hà Nội. Qua đó, cho rằng những con số này là thiếu minh bạch và dân chủ. Trong khi đó, ngày bầu cử vẫn chưa diễn ra. Hơn nữa, bài viết còn nêu ra sự “bất cập”về tỉ lệ đảng viên, người không phải là đảng viên, dân tộc thiểu số tham gia quốc hội. Tuy nhiên, “nhà phân tích lí luận” của tổ chức Việt Tân không biết rằng những tỉ lệ này những năm qua đều được duy trì một cách hợp lý, và được nhân dân bầu lên. Thể hiện sự dân chủ, đúng đắn và hoạt động hiệu quả của Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
Cuối bài viết, với kết luận “thường thấy” của các bài viết phản động: “Đừng để Đảng tiếp tục độc quyền chính trị và quốc hội khóa 14 tiếp tục là một hội nghị đảng viên mở rộng”. “Độc quyền chính trị” để có một nước Việt Nam hòa bình, ổn định, phát triển như hôm nay thiết nghĩ là cần thiết. “Độc tài chính trị” nhưng được quần chúng nhân dân ủng hộ và là sự lựa chọn của dân tộc chứ không phải “bám đít, bu càng”, “cõng rắn cắn gà nhà” như các “anh hung” VNCH trước đây hay Việt Tân hiện nay cũng là điều cần thiết vì đó là nguyện vọng của tổ quốc, của nhân dân.
GIÓ
GIÓ
0 comments :
Post a Comment