Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại xin lỗi hẹn


Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại xin lỗi hẹn. (Ảnh: Phong Nguyễn/Đại Kỷ Nguyên)

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông lại xin lỗi hẹn.

Công trình đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là một dự án trọng điểm kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, hội nhập, nhưng thực tế của dự án đang ngày càng làm mất niềm tin của người dân.
Thêm một lần nữa, đại diện tổng thầu dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông lên tiếng xin lỗi, trước đây là xin lỗi về việc để mất an toàn, để xảy ra tai nạn tại công trường, gây tắc nghẽn giao thông trên tuyến đường cửa ngõ phía tây thủ đô, nay xin lỗi về chậm tiến độ.

Các dự án vay vốn Trung Quốc có thực sự hiệu quả?

Cách đây 10 năm, cuốn sách Lời thú tội của sát thủ kinh tế (Confessions of an Economic Hit Man) của Nxb Penguin, New York đã giữ vị trí thứ sáu (vào đầu tháng 3/2006) trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất.
Cuốn sách đã chỉ ra những bí mật trong việc thực thi các dự án vay vốn quốc tế do các nước giàu cho các nước nghèo vay. Các dự án cơ sở hạ tầng (như xa lộ, đê đập, xây nhà máy điện…) dường như đã được thổi phồng về hiệu quả, lợi ích để được vay tiền của các tổ chức tài chính quốc tế, các quốc gia có tiền cho vay.
Nhưng thực tế khi thực hiện hầu hết các dự án đều không có lợi ích như mong muốn, thậm chí hiệu quả kinh tế, lợi ích mang lại cho xã hội không đến như mong đợi, thậm chí có dự án thất bại.
Đối với nước nhận viện trợ thì nợ công ngày càng gia tăng, đến lúc phải gia hạn nợ, đi vay nợ chỉ để trả nợ, gánh nợ lớn để đến các thế hệ sau phải trả, và rồi nước vay nợ sẽ bị từng bước phụ thuộc vào nước chủ nợ.
Cuốn sách cho thấy có vẻ giống như trường hợp Việt Nam đã và đang tiếp tục nhận ODA từ Trung Quốc ngày càng tăng, ngày càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, chưa biết đến khi nào mới “thoát” được Trung Quốc. Nhưng vấn đề nguy hiểm hơn là thực sự các công trình của Trung Quốc đều mang lại ít hiệu quả, tác động xấu đến môi trường.

Những dự án Trung Quốc kém hiệu quả

Đã có quá nhiều dự án từ Trung quốc không có hiệu quả mà tác động xấu đến môi trường như: Gang thép Thái Nguyên; gốm sứ Hải Dương; Sợi bông Nghệ An; hàng loạt các nhà máy xi măng lò đứng công nghệ lạc hậu, hàng loạt nhà máy đường cũ, hàng loạt nhà máy thủy điện với công nghệ từ những năm 1960, chặn đứt các dòng song, đổi hướng dòng chảy, gây khô hạn cho nhiều vùng, nay miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long đang gánh chịu tác hại của nó; hàng loạt nhà máy nhiệt điện hiệu suất thấp, xả khói bụi gây; công trình khai thác bô xít nhôm Tây Nguyên gây tranh cãi về hiệu quả kinh tế, nhưng nguy hiểm nhất là tác hại môi trường ..…

Về dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông

Dự án đường sắt này dài 13,05 km, với kỳ vọng công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, dự toán ban đầu 552 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 419 triệu USD. Gói thầu chính của dự án gồm thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư, xây lắp do Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC.
Thi công từ tháng 10/2011, chủ đầu tư là Ban QLDA (PMU) Đường sắt,  Bộ GTVT đã nhiều lần đề xuất nâng tổng mức đầu tư, gần nhất vào tháng 11/2014, tăng lên mức 868,04 triệu USD, gồm: tăng 250,62 triệu USD vốn vay ODA Trung Quốc và 64,56 triệu USD vốn đối ứng của Việt Nam. Mới đây, chủ đầu tư đã kiến nghị Bộ GTVT phê duyệt tăng vốn đầu tư hạng mục đầu máy toa xe từ 56,51 triệu USD lên 73,19 triệu USD vì phải chuyển đổi vật liệu vỏ tàu từ thép sang inox cho phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Về tiến độ công trình luôn chậm trễ: dự kiến khai thác lần 1 là tháng 6/2015; dự kiến lần 2 là sẽ vận hành thương mại vào ngày 31/12/2015; nay lại lùi lại đến 31/12/2016, nhưng có vẻ như cũng khó hiện thực.
Có nguyên nhân làm cho dự án chậm tiến độ là đến nay tổng thầu EPC Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc còn nợ các nhà thầu phụ Việt Nam trên 550 tỉ đồng nên đã gây khó khăn cho các thầu phụ thi công.
Là một đại công trường, công trình trọng điểm, nhưng dự án này đã gây rất nhiều ấn tượng xấu cho người dân thủ đô. Việc tăng vốn lên gần gấp đôi, thời gian thi công kéo dài, an toàn lao động và an toàn cho người tham gia giao thông trên tuyến đường không đảm bảo; việc chặt cây xanh để thi công cũng đã gây dư luận xấu; việc thường xuyên gây tắc nghẽn giao thông trên tuyến đường huyết mạnh cửa ngõ thủ đô… cũng làm ảnh hưởng xấu trong con mắt người dân.
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

13 comments :

  1. Chả biết vốn liếng thế nào mà thầu nhỏ bất mãn với thầu to, thầu to bất lực với tổng thầu... Rất nhiều chuyện đằng sau khiến dự án nó chậm tiến độ. Bộ giao thông vận tải thời ông Thăng còn chất vấn nhưng giờ ông Thăng kiêm nhiệm lại không thể lo hết được. Là sao?

    ReplyDelete
    Replies
    1. từ mai nếu có xây dựng gì thì đừng nên dính như sam với những nhà thầu trung quốc nữa cho người dân được nhờ

      Delete
  2. Vốn của trung quốc nó có nhiều loại và khi xây dựng xong thì còn vận hành và bảo trì cũng là do công ty thầu của trung quốc chịu trách nhiệm trước khi chuyển giao cho phía bộ giao thông. Cho nên sau này càng phức tạp nữa khi ông láng giềng này cứ dở dở ương ương

    ReplyDelete
    Replies
    1. đổi nhà thầu đi, công trình này đã tiêu tốn nhiều tiền của lắm rồi,,

      Delete
  3. Lỗi hẹn mãi thế nhỉ??? Đúng là hàng made in Tàu Khựa. Chẳng biết lúc sử dụng có an toàn không nữa

    ReplyDelete
    Replies
    1. tốt nhất thì nên dứt khoát với nhà thầu này đi..càng sa lầy càng khổ những người đi đường và những người dân xung quanh đường này thôi

      Delete
    2. ngày nào cũng đi cung đường này, cảm giác người ta thi công ngay trên đầu mình sợ kinh, làm ơn nhanh nhanh hoàn thiện cái. Thi công mãi chưa xong những hết đã mấy người rồi.

      Delete
  4. Nhà thầu dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã bị lên án rất nhiều về chất lượng, tiến độ cũng như đội vốn lên quá cao. Thay nhà thầu bây giờ không phải là vấn đề đơn giản, nhưng cần phải có giải pháp kịp thời để xử lý tình trạng nhà thầu là Công ty TNHH Xây dựng và dịch vụ Trường Sơn không biến đường sắt trên cao thành một công trình mất an toàn, lãng phí tiền của.

    ReplyDelete
  5. cầu này đã đổi lấy rất nhiều thứ tiền bạc vật chất hay những thứ qí giá như con người liệu rằng những nhà đầu tư hiện tại có tận tâm với những gì của lợi ích của dân dân đang mong sự hoàn thành của nó

    ReplyDelete
  6. cái câu này thấy nó từ lâu lắm rồi và những gì mà chúng đang làm không thể nào lâu đến như thế được vì những nhà đầu tư này chỉ là đang cố gắng làm những thứ không phải là phục vụ lợi ích cho người dân mà chúng đang làm vì đồng tiền

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đi qua hồ Hoàng Cầu nhìn mấy trụ của Nhật họ làm, mặc dù làm trụ đi qua hồ nhưng bây giờ sau khi lao dầm xong nhìn nó thẳng tắp 1 hàng. Đâu như cái thể loại trung quốc này.

      Delete
    2. Đi qua hồ Hoàng Cầu nhìn mấy trụ của Nhật họ làm, mặc dù làm trụ đi qua hồ nhưng bây giờ sau khi lao dầm xong nhìn nó thẳng tắp 1 hàng. Đâu như cái thể loại trung quốc này.

      Delete
  7. Theo tôi đình chỉ nhà thầu EPC vì năng lực nhà thầu này kém, không đủ điều kiện để thi công một công trình lớn có tầm quan trọng như vậy. Với đường cong rắn lượn như vậy khi vận hành xin hỏi cỏ đảm bảo tàu chạy trên đường day không hay chạy xuống đường dươi. Thiết nghĩ người dân không nên đi loại tàu này cho an toàn.

    ReplyDelete