Nhân quyền của người dân Bắc Triều Tiên ở mức báo động


Khổ nạn của người dân Bắc Triều Tiên. (Ảnh: Secretchina).

Khổ nạn của người dân Bắc Triều Tiên.

Tình hình nhân quyền của người dân ở Bắc Triều Tiên vô cùng tồi tệ. Giống như những thế hệ cha ông nhà họ Kim, hiện nay Kim Jong-un cũng xây dựng chiến lược tẩy não bắt người dân theo chủ nghĩa sùng bái cá nhân, phạm tội ác chà đạp nhân quyền ở mức báo động. Có thể khẳng định, đối với phụ nữ, trẻ em, người già và người tàn tật thì Bắc Triều Tiên chính là chốn “địa ngục trần gian”.
Theo trang tin Daily NK, năm 2015, Trung tâm Thông tin Nhân quyền Triều Tiên (NKDB) đã cho xuất bản “Sách Trắng nhân quyền Triều Tiên”, theo đó Bắc Triều Tiên được xếp vào khu vực mà phụ nữ, trẻ em, người già và người tàn tật hoàn toàn bị tước đoạt sự tôn nghiêm của con người, trong đó có những quyền cơ bản như quyền sống, quyền tự do, quyền được có việc làm và được thụ hưởng giáo dục.
Theo thông tin, đa số phụ nữ Bắc Triều Tiên là đối tượng của nạn bạo lực và lạm dụng tình dục. Đặc biệt, các nhà tù và trại giam tội phạm chính trị không bao giờ quan tâm đến cảm xúc của phụ nữ, và là nơi tội ác lạm dụng tình dục thường xuyên xảy ra.
Một phụ nữ ở Ryanggang chạy thoát khỏi Bắc Triều Tiên đã chia sẻ với NKDB thông tin này. Năm 2009, chị bị đưa vào Đội Cải tạo Lao động. Vào một buổi tối, Bí thư Đảng ở nơi này gọi chị tới phòng ông ta, yêu cầu chị trút bỏ trang phục và nằm lên giường. Chị đã không làm theo và bị người này cưỡng hiếp. Vì mặc cảm xấu hổ nên chị không chia sẻ với ai.
Giáo sư Pu Yonghao của Đại học Gangwon đã chia sẻ với Daily NK rằng, môi trường mang tính áp chế của Bắc Triều Tiên đã bức tử hoàn toàn quyền con người, đặc biệt là phụ nữ. Tình trạng này đang ngày càng nghiêm trọng.
Trẻ em Bắc Triều Tiên cũng bị tước đoạt những quyền cơ bản nhất, cho dù luật pháp nước này có quy định bảo đảm quyền được đi học miễn phí trong 12 năm đầu tiên. Tuy nhiên, đối với những trẻ có gia cảnh không tốt hoặc thành viên gia đình có vấn đề về chính trị thì quyền này thường bị xâm phạm. Có rất nhiều trẻ em ở Triều Tiên bị bắt tham gia vào quân đội, hoặc bị đưa ra đường để buôn bán …
Theo tư liệu của NKDB, sau cuộc khủng hoảng lương thực vào thập niên 1990, tỷ lệ trẻ em trong hệ thống nhà trẻ ở Triều Tiên giảm đến 60%, còn tiểu học và trung học giảm 40%.
Người phụ nữ ở Ryanggang nói trên còn chia sẻ với NKDB rằng, cha mẹ chị vì nói ra những điều nhạy cảm nên đã bị bắt nhốt. Tuổi của chị khi đó lẽ ra nên được đi học tiểu học, nhưng chị đã không được tới trường. Cũng vì gia cảnh nghèo khó nên chị phải kiếm sống bằng cách lên núi chặt củi và hái cây dại để ăn.
Hàng năm, đoàn trình diễn Arirang Bắc Triều Tiên động viên 100 ngàn người tham gia, vì thế có hàng chục trẻ em và thanh thiếu niên phải gia nhập. Thời gian diễn tập kéo dài 10 tháng và mỗi ngày 10 tiếng. Theo Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, việc chính quyền Bắc Triều Tiên ngược đãi tàn bạo đối với trẻ chưa thành niên tham gia biểu diễn là trường hợp điển hình nhất của tình trạng ngược đãi trẻ em.
Người già ở Bắc Triều Tiên không chỉ không có quyền bảo đảm về lương thực cơ bản, mà còn không được bất cứ hưởng phúc lợi xã hội nào. Theo tư liệu của NKDB, từ sau năm 2010, thường xuyên xảy ra tình trạng người già bị chết đói. Vì chế độ phúc lợi dưỡng lão ở Bắc Triều Tiên bị sụp đổ từ năm 1990 nên khi nghỉ hưu họ đành nhờ vào buôn bán vặt để sống qua ngày.
Đối với người tàn tật, sự tôn nghiêm trong kiếp người của họ đã hoàn toàn bị mất. Ở Bắc Triều Tiên chỉ có người còn khả năng lao động mới được gọi là công dân, trong khi đó người tàn tật thường bị xua đuổi hoặc bắt bớ vì họ không thể làm việc bình thường được.
Trẻ sơ sinh ở bệnh viện nếu có khuyết tật thường bị bỏ mặc, không ai quan tâm. Người phụ nữ chạy trốn đã chia sẻ với DailyNK rằng, ở Ryanggang có một thôn người lùn, là nơi sinh sống của những người khuyết tật (nhỏ và lùn), không cho họ kết nối với bên ngoài. Chính quyền Bắc Triều Tiên sợ những người này kết hôn sẽ sinh ra những đứa con xấu xí như họ, vì vậy đã dựng nên thôn này để cô lập họ.
Ông Shou Yan, Ủy viên Viện Nghiên cứu Thống nhất cho biết, Bắc Triều Tiên có luật bảo vệ trẻ em, người già và người tàn tật, nhưng tất cả chỉ nằm trên giấy chứ không hề tồn tại trên thực tế.
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

3 comments :

  1. Nói chung là cũng chưa biết được, tuy nhiên những động thái hiếu chiến gọi là bảo vệ mình của triều tiên đang đẩy họ đứng trước những đòn trừng phạt của LHQ mà đi đầu là mỹ. VN thời bao cấp cũng không ăn nổi mỹ mới thôi, dĩ hòa vi quý. Mà bây h triều tiên ở đâu trong thế kỷ 21 này?

    ReplyDelete
  2. Nhiều lúc cũng chỉ là một người phản ánh mình không thể hình dung được như thế nào vì chả ai xâm nhập được vào triều tiên mà đưa lên truyền thông được. Nước nào cũng có giàu có nghèo, có bóc lột có chia giai cấp chứ chả phải không. Đâu đó ở VN cũng có nạn bóc lột sức lao động trẻ em một cách trái pháp luật

    ReplyDelete
  3. Cũng chẳng biết thực hư thế nào, vì mấy thế lực chống đối cũng suốt ngày bảo Việt Nam không dân chủ nhân quyền đấy thôi ak

    ReplyDelete