BÀ NGUYỄN THỊ NGUYỆT HƯỜNG CÓ SAI PHẠM?

BÀ NGUYỄN THỊ NGUYỆT HƯỜNG CÓ SAI PHẠM?

Bản lí lịch của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Nguồn: Internet). 


Cùng với ông Trịnh Xuân Thanh, với việc 100% thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia nhất trí không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (sinh năm 1970, quê xã Thành Lợi (Vụ Bản, Nam Định), là cử nhân Ngôn ngữ, cử nhân Anh văn, thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Bà từng là đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa 12, 13; đại biểu Quốc hội khóa 12 và 13) là cái tên thứ hai phải ra đi để Quốc hội khóa 14 hiện còn 494 đại biểu. 

Lí do khiến bà Hường không được xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội dù cho đã tham gia 02 kỳ Quốc hội liên tiếp (khóa 12, 13) được Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc cho biết là "bà Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4, Luật Quốc tịch Việt Nam". 

Theo quy định tại điều 4, Luật Quốc tịch Việt Nam: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Việc bà Hường có thêm 01 Quốc tịch khác là của Cộng hòa Malta mặc dù không thuộc diện đối tượng được có 2 quốc tịch (Việt Nam chỉ công nhận người 02 quốc tịch chủ yếu áp dụng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam và không thành khẩn khai báo đã khiến bà Hường vi phạm tư cách Đại biểu Quốc hội được quy định tại điều 22, Luật tổ chức Quốc hội:
Điều 22. Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Xung quanh vấn đề này đã có những ý kiến cho rằng, việc để một người có sai phạm (Luật Quốc tịch) đảm nhận liên tiếp Đại biểu Hội đồng nhân dân TP Hà Nội và Đại biểu Quốc hội 02 nhiệm kỳ (Quốc hội khóa 12, 13) và tiếp tục sang nhiệm kỳ thứ 3 thì trách nhiệm của Quốc hội đến đâu? Quy trình xem xét, lựa chọn tư cách, phẩm chất người ứng cử Đại biểu Quốc hội trước khi tiến hành bầu cử chính thức phải chăng đang có vấn đề? Họ cũng nhắc lại trường hợp bà Đặng Hoàng Yến (Đại biểu Quốc hội khóa 13) bị miễn nhiễm đại biểu Quốc hội với sai phạm tương tự như để nói rằng, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sai phạm kiểu này? vấn đề trách nhiệm liên đới cũng vì thế không phải đến bây giờ mới được đặt ra? 

Về vấn đề này, xin được nói thêm như sau: 

Thứ nhất, theo một nguồn tin đáng tin cậy thì bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường có thêm quốc tịch thứ hai của Cộng hòa Malta cách đây chưa lâu, chỉ vài tháng trước khi Hội đồng bầu cử Quốc gia tiến hành họp để xem xét tư cách, công nhận các đại biểu Quốc hội được bầu trúng cử vừa qua. 

Nói như thế để thấy rằng, việc bà Hường có thêm quốc tịch thứ hai diễn ra ngoài thời điểm bà đảm nhiệm chức vụ đại biểu Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, Đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 12, 13. Vấn đề trách nhiệm liên đới được nói đến vì thế sẽ không được đặt ra đối với Quốc hội trong 2 nhiệm kỳ này. Và với việc Đại biểu Quốc hội khóa 14 chưa tiến hành họp phiên đầu tiên nên vấn đề trách nhiệm chưa thể đặt ra lúc này! Có chăng, chúng ta nên khen ngợi Hội đồng bầu cử Quốc gia vì đã sớm phát hiện và có chế tài thích đáng đối với bà Hường. 

Thứ hai, có nên đặt vấn đề trách nhiệm trong sai phạm của Bà Hường khi bà thực hiện tất cả các hành vi liên quan một cách lén lút hoặc cố tình không để tổ chức (Quốc hội) biết? 

Ở đây, người viết hoàn toàn không đồng tình với ý kiến cho rằng, quy trình xem xét, lựa chọn tư cách, phẩm chất người ứng cử Đại biểu Quốc hội trước khi tiến hành bầu cử chính thức có vấn đề. Bởi xin thưa rằng, mọi quy trình dù chặt chẽ, toàn diện đến mấy thì nó cũng không thể kiểm soát, chi phối được 100 % hành vi của người khác. Trên thực tế, để kiểm tra độ trung thực của các đại biểu thì Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định khá chặt chẽ về chế tài đối với các hành vi này. Có sai phạm thì đã có chế tài xử lý, vậy nên không phải bao giờ, khi nào cũng đặt vấn đề trách nhiệm khi đứng trước một sai phạm! 

GIÓ
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment