NSƯT Kim Tiến là cái tên mới nhất được báo giới phản ánh đã đến làm hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa 14. Điều đặc biệt ở người phụ nữ mà tiếng nói đã đi vào "huyền thoại" của Đài Truyền hình Việt Nam này trong hành động mới nhất này là bà không tự ứng cử như nhiều văn nghệ sỹ, trí thức khác. Bà cũng không được Đài Truyền hình Việt Nam giới thiệu (do bà đã về hưu được nhiều năm, chỉ cộng tác với một số chương trình của Đài theo hình thức làm thêm) mà Hội thánh Tin lành Hà Nội mới là tổ chức đứng ra đề cử bà tham gia vào ĐBQH khóa mới.
Trả lời báo VietNamNet sau khi có thông tin, người phụ nữ 69 tuổi này đã xác nhận được Hội thánh Tin lành Hà Nội đề cử. Đồng thời đã dành cho báo này một bài phỏng vấn ngắn bên lề (Xem thêm: tại đây). Theo dõi bài phỏng vấn, tôi thực sự ấn tượng với câu trả lời của NSƯT Kim Tiến khi được phóng viên hỏi: "Bà nghĩ gì về những tiêu chuẩn khi là một ĐBQH?": "Trước tiên mỗi người đều phải nghĩ đặt đất nước lên trên hết. Nếu được 1 đơn vị nào đó đề cử mình, tức người ta gửi gắm ở mình nguyện vọng.
Không chỉ riêng tôi, ai được đề cử đều phải tự thấy mình đang gánh trên vai một quang gánh rất nặng, tức mình phải đại diện cho lĩnh vực của mình đóng góp cho đất nước những ý kiến tốt nhất, để làm sao bắt đầu từ đời sống người dân được tốt lên thì đất nước sẽ được tốt lên.
Hơn nữa, nhà nước cũng rất cần những người có hiểu biết chuyên ngành sâu để có những ý kiến chính xác, sâu sắc về lĩnh vực ấy.
Cũng xin nói luôn là không phải ngẫu nhiên mà một câu trả lời rất bình thường của NSƯT Kim Tiến lại được người viết ấn tượng đến thế. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cũng đã thể hiện rất rõ nội dung này. Tuy nhiên, càng đến gần ngày bầu cử, trên nhiều diễn đàn khác nhau, đã có không ít những bài viết bàn luận xung quanh câu hỏi mà phóng viên báo VietNamNet dành cho NSƯT Kim Tiến. Điều đáng nói là không phải ai cũng nhận thức đúng và trọn vẹn điều này. Thậm chí, nhiều người còn cố tình hiểu lệch lạc, làm cho người khác hiểu sai về một trong số các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 3 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND:
"Điều 3. Tiêu chuẩn của người ứng cử
1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.
2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương".
Điểm 1, Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội nêu rõ: “Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Sự khác biệt lớn nhất của NSƯT Kim Tiến trong hoạt động ứng cử Đại biểu Quốc hội chính là sự ý thức cao về tiêu chuẩn của một người đại biểu Quốc hội. Nói ra điều này cũng để thấy được một hiện tượng không đồng đều về mặt nhận thức trong hoạt động ứng cử đại biểu Quốc hội tại Việt Nam trước thềm bầu cử, nhất là trong đội ngũ tự ứng cử độc lập. Theo đó, trong khi hầu hết các ứng viên đều ý thức rất rõ tiêu chuẩn cũng như vai trò, chức trách của đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp thì có không ít kẻ đang muốn biến kỳ bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân sắp tới trở thành trò hề, nơi chúng tha hồ thể hiện sự dị tật trong tâm hồn và nhân cách của chúng. Tôi đã rất lo khi nghe vợ của Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói về lí do khiến ông này tự ứng cử đại biểu Quốc hội là để "chỉ cho vui khi không có việc gì làm" và tôi tự hỏi rằng, nếu "chẳng may" nếu ông trúng Đại biểu Quốc hội và khi không vui nữa thì ông sẽ biến Quốc hội thành cái gì? Ông sẽ về để làm dân thường chăng? Tôi cam đoan rằng lúc đó Quốc hội sẽ vắng như chùa Bà Đanh chứ không vắng một vài trường hợp bị báo giới chỉ mặt đặt tên như vừa qua (?). Rồi tôi cũng hết sức quan ngại khi nghe nghệ sỹ Vượng Râu tuyên bố tham gia Quốc hội để kiểm nghiệm các giá trị dân chủ và giá trị của bản thân mình bởi 05 năm e là quá thừa thãi để người nghề sỹ này cho ra kết luận cuối cùng về những điều băn khoăn.
Trên đây chỉ là 2 trong nhiều trường hợp đang muốn biến Quốc hội thành "trò hề", thành "phường chèo". Hiểu như thế để thấy được rằng, không phải ai cũng thực sự hiểu biết và có tâm với Quốc hội như NSƯT Kim Tiến. Và những người như bà đã thực sự làm cân bằng không khí trước thềm bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, để những người còn lại tin tưởng rằng, Quốc hội khóa 14 là nơi tập hợp những con người có tâm, tầm và tài năng.
GIÓ
0 comments :
Post a Comment