Trong danh sách tự ứng cử Quốc hội lần này, đáng kể phải kể đến Nguyễn Cảnh Bình – giám đốc nhà sách Alpha Book, với hình tượng là một doanh nhân trẻ, thành đạt, cổ vũ cho nâng cao dân trí. Nếu dựa trên tất cả những chiêu trò đánh bóng thương hiệu, ta có thể thấy Nguyễn Cảnh Bình thực sự là một ứng cử viên sáng giá để làm một “ông nghị” trong Quốc hội. Thế nhưng, nếu theo sát con đường sự nghiệp của anh ta sẽ thấy bản chất “lưu manh giả danh trí thức” của con người này.
Đời tư ít được biết đến
Nguyễn Cảnh Bình xuất thân vốn con nhà nghèo và là một học sinh cá biệt nhiều lần bị đuổi ra khỏi lớp vì ngỗ ngược với thày cô giáo trong suốt năm cấp 3 đến đại học. Trong một bài phỏng vấn trên CafeF, Cảnh Bình cho biết: “Những năm cuối cấp 3 và Đại học, có lẽ chưa từng có thầy cô giáo nào lại chưa từng một lần đuổi tôi ra khỏi lớp” . Cũng trong bài này này, Cảnh Bình cổ vũ một lớp trẻ thích kiếm tiền, coi thường việc học hành tri thức. Cảnh Bình kể rằng trong bài báo đầu tiên của mình anh ta đã viết bài phân tích rằng thanh niên không phải lo học hành mà phải làm giàu. Sợ bị coi thường về cái nghèo và cái dốt của mình, nên Cảnh Bình đã bon chen vào giới trí thức bằng mọi giá mà tên tuổi và mối quan hệ trong ngành xuất bản sách bắt đầu từ khi làm Phó giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức.
Làm việc với Nhà xuất bản Tri Thức một thời gian, có đủ mối quan hệ và vốn liếng, Cảnh Bình tách khỏi Nhà xuất bản này để mở nhà sách tư với cái tên Alphabook, nhanh chóng cạnh tranh với NXB Tri Thức. Nhờ có kinh nghiệm lăn lộn trong các nghề “quét sơn, cạo rỉ thùng xi téc, nuôi gà, nuôi chim cút”, nên Nguyễn Cảnh Bình thông thạo các chiêu trò quảng cáo, bán chác,khác hẳn với NXB Tri Thức chỉ biết in sách như tuyên truyền. Do đó, Alphabook sớm có thương hiệu trong giới phát hành sách, ngang ngửa với Nhã Nam, Bách Việt…v…v…
Trong lần bầu cử Quốc hội khóa 8, Nguyễn Cảnh Bình cũng tự ứng cử Quốc hội nhưng thất bại ở vòng hiệp thương 3 vì bị vợ kiện do bạo hành gia đình. Cho đến nay, không hiểu vì “lý do kỹ thuật” gì, các bài về sự việc Cảnh Bình đánh vợ đã bị gỡ bỏ khỏi Internet và báo chí trong nước, chỉ còn một vài cuộc thảo luận trong Webtrertho cho chúng ta biết được về quá khứ đang bị giấu kín này của Nguyễn Cảnh Bình. Bình luận về đời tư của Nguyễn Cảnh Bình, các thành viên trên diễn đàn của Webtretho đã tỏ ra rất bất bình. Có người bình luận như sau: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Toàn những anh đánh vợ bôm bốp, kiện bố đẻ, đòi đi làm ông nghị mí lị lãnh tụ phong trào Dân chủ. Giai ngon phải là giai lừ mắt phát vợ cum cúp như con chó cún. Chứ loại giai mà phải dùng đến chân tay rồi thì đúng là loser hạng nặng.” (Nick Mẹ Nấm). Cũng từ việc tìm hiểu thêm về đời tư của Cảnh Bình, ta có thể thấy anh ta bộc lộ là một người thất tín, trong một lời kể lại về lần hẹn làm việc với Cảnh Bình: Tớ mất cảm tình với bác này nhân một vụ tớ với bác ấy hẹn gặp nhau bàn chuyện công việc (trước đó chưa từng gặp nhau). Đúng giờ, tớ có mặt ở cty bác ấy, thì thấy có mỗi em receptionist đang ngồi chơ vơ. Hỏi anh Bình đâu, nàng tròn xoe mắt hỏi mình có hẹn trước với anh ý ko. Gọi điện thoại thì ò í e. Tớ đã thấy bực rồi, nhưng kiên nhẫn ngồi chờ 15′ rồi về. Sau cũng ko thấy bác í nhắn tin xin lỗi. Tớ thấy kỳ cục quá. Không biết bác í có khái niệm gì về chữ ‘tín’ không nữa. Làm ăn gì mà hẹn thì trễ, trễ rồi ko thèm xin lỗi. Rất thiếu tôn trọng thời gian và công sức của người khác. Rồi thấy thêm vụ lùm xùm oánh vợ của bác í nữa thì thấy chán hẳn.” (Nick Mẹ Bống)
Các thủ thuật bán sách của Cảnh Bình và Alphabook
Để đánh bóng thương hiệu cổ vũ tri thức, Cảnh Bình đã lựa chọn xuất bản những tác phẩm mang tính hàn lâm. Nếu những người đọc sách để ý sẽ thấy, những tác phẩm học thuật mà Cảnh Bình xuất bản như “Cộng hòa”, “Chính trị luận”, “Odyssey”… đều là các tác phẩm đã hết hạn bản quyền vì chúng quá cổ xưa. Như thế, Alphabook đã né được một số tiền không nhỏ cho bản quyền. Trong khi đó, các tác phẩm nghiên cứu có giá trị mới nhất trên thế giới, Alphabook không hề giới thiệu, vì như vậy, nhà sách này không thể ăn gian được chi phí bản quyền. Kể ra đó cũng là một cách thức khôn ngoan và có ích. Vấn đề nằm ở chỗ, những cuốn sách đó chỉ là cái mác đánh bóng thương hiệu để Alphabook bán các cuốn sách làm giàu rẻ mạt khác, và đó mới là siêu lợi nhuận. Hơn nữa, nếu lần theo dấu vết bản thảo của các tác phẩm kinh điển tôi vừa kể trên sẽ thấy những bản dịch mà Alphabook sử dụng là của nhóm dịch thuộc Học viện công dân – một tổ chức tuyên truyền về dân chủ và xã hội dân sự với các cây viết đại diện cho giới chính trị Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại như Nguyễn Gia Kiểng, Đoàn Viết Hoạt… Sự móc nối không biết vô tình hay hữu ý này cho thấy mối quan hệ của Alphabook và các tổ chức chống Đảng ở hải ngoại.
Để nhanh chóng kiếm lợi nhuận và thực hiện cổ vũ thanh niên bỏ bê học hành chạy theo làm giàu, Cảnh Bình cho xuất bản hàng loạt những cuốn sách dạy làm giàu như “Các quy tắc để giàu có”, “Kết giao – Giàu vì bạn”, “Linh hồn của tiền – Khôi phục nguồn tài tài sản vô giá trong chúng ta”… Những cuốn sách như vậy chiếm phải đến 70% các đầu sách của Alphabook và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Cảnh Bình. Cảnh Bình đã bán ước mơ làm giàu này cho không biết bao nhiêu bạn trẻ mới ra trường hay còn đang học đại học mong muốn có tài sản kếch xù một cách nhanh chóng mà không cần lao động vất vả. Hậu quả của chúng là từ những cuốn sách học làm giàu của Alphabook, một thế hệ trẻ nông cạn, đọc những thứ sách “mì ăn liền” với tâm lý thực dụng, kiếm tiền bất chấp thủ đoạn. Và để bán sách tốt hơn, Cảnh Bình liên tục lên mạng hô hào cổ vũ phong trào đọc sách, với lời chê bai giới trẻ bây giờ lười đọc sách. Bất cứ ai đọc những bài báo về văn hóa đọc của Cảnh Bình chắc chắn sẽ phải tìm đến Alphabook để mua lấy vài quyển sách với hi vọng nâng cao cái văn hóa đọc của mình. Sự tai hại của việc xuất hiện Alphabook và các lời cổ vũ văn hóa đọc của Cảnh Bình không giúp ích cho văn hóa đọc mà chỉ khiến văn hóa đọc có nhiều rác hơn. Trước năm 2005 (thời điểm Alphabook ra đời), rất nhiều tác phẩm kinh điển văn học, triết học, lịch sử được xuất bản bởi các nhà xuất bản chính thống như Nhà xuất bản Phụ Nữ, Nhà xuất bản Thế giới, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Nhà xuất bản Tri Thức hay trung tâm phát hành có uy tín như Đông Tây với số lượng phát hành cả vạn bản mỗi đầu sách. Làm sao có thể có chuyện trước năm 2005 doanh số bán sách đang khá cao và tập trung vào các tác phẩm kinh điển, vậy mà ngay lập tức sau 2005, văn hóa đọc lại đột nhiên xuống dốc đến mức như Cảnh Bình phàn nàn?
Sau khi đắc thắng với các cuốn sách dạy làm giàu, Cảnh Bình dấn sâu thêm vào những cuốn sách thể hiện rõ quan điểm thân Mỹ. Cảnh Bình đã cho dịch và xuất bản rất nhiều cuốn sách về Hiến pháp Mỹ và các chính trị gia nổi tiếng của Mỹ. Bên cạnh đó, kết nối một nhóm có tên là Mạng lưới học giả Việt Nam với các tên tuổi như Nguyễn Đức Thành, Ngô Bảo Châu…v…v… để đánh bóng cho thương hiệu của mình trong vai trò chính trị, cổ vũ xu hướng chính trị bắt chước và lệ thuộc Mỹ. Sau chùm sách về chính trị Mỹ, Cảnh Bình tiếp tục cổ vũ một quốc gia hoàn toàn lệ thuộc Mỹ là Israel với cái tên rất kêu “Quốc gia khởi nghiệp” và không giấu diếm kỳ vọng Việt Nam cần bắt chước Israel. Nhìn bên ngoài, cuốn sách này là sự khuyến khích học tập ứng dụng công nghệ cho các giải pháp cho quốc gia. Nhưng đọc kỹ và theo dõi toàn bộ các đầu sách ở Alphabook sẽ thấy cuốn sách là một điển hình kiểu mẫu về những cái lợi nếu Việt Nam chấp nhận lệ thuộc Mỹ.
Tất cả các thủ thuật bán sách ấy khiến văn hóa đọc ngày càng xuống cấp bởi chất lượng bản thảo thấp. Mới đây, Alphabook vừa bị phanh phui trường hợp cuốn sách “Xứ Đông Dương” song song với phong trào tẩy chay sách dạy làm giàu khiến doanh số của nhà sách này bị sụt giảm nghiêm trọng, Để cứu vãn danh dự cho nhà sách, một lần nữa, Cảnh Bình lại ra tự ứng cử Quốc hội để cứu vãn doanh số, bất chấp vết nhơ đánh vợ đã bị lấp liếm từ lần ứng cử Quốc hội khóa trước.
Nếu quả thực Cảnh Bình trúng cử lần này, tôi thấy ái ngại cho tương lai văn hóa đọc của Việt Nam và có thể thấy Cảnh Bình sẽ nhào nặn ra những con người chỉ biết đến tiền bạc, lợi nhuận, và sẵn sàng bán nước cho Mỹ lấy vài xu lẻ đút túi.
GIÓ
0 comments :
Post a Comment