PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG: NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

Cho đến thời điểm hiện tại, sau khi Quốc hội chính thức thông qua luật An ninh mạng, đám dân chủ rởm và một số kẻ cực đoan vẫn la ó rằng thế giới không quy định, điều chỉnh an ninh mạng như nước ta,  Việt Nam đi ngược lại với văn minh nhân loại (?). Mà rằng, họ để các công ty lớn như Facebook, Google thoải mái hoạt động mà không có bất cứ chế tài nào điều chỉnh, chi phối và nhà nước hoàn toàn không có quyền kiểm soát, ngăn chặn các thông tin đăng tải trên đó, dù nó có gây phương hại tới bất cứ chủ thể nào đi nữa! 

Và có vẻ như trong một bối cảnh mà đa phần những người quan tâm vì lí do này hoặc lí do khác đã không tiếp cận, chịu tìm hiểu xem điều đó có đúng không thì cái nguyên cớ này đang được phổ biến, lưu hành tương đối rộng rãi. 

Còn sự thật thì như thế nào? 
Chia sẻ dưới đây của Fb Ngọc Tuân Đặng hé lộ cho chúng ta nhiều điều trong đó: "Luật của Đức về mạng xã hội, NetzDG, ở Đức còn được gọi là "Luật Facebook". Để theo dõi và xử lý các bài viết trên Facebook khi được báo cáo, bộ tư pháp Đức giành riêng 50 nhân viên chuyên về việc này. Những bài viết, hình ảnh vi phạm được báo cáo, Facebook có thời gian 24 tiếng để xóa. Những bài viết lập lờ, mang tính hàm ý thì Facebook có thời gian 7 ngày. Luật cũng qui định nếu Facebook không xóa có thể đối mặt với án phạt 50 triệu Euro.

Phía Facebook cũng thành lập riêng một văn phòng khổng lồ ở Essen với 500 nhân viên cùng với 650 nhân viên trong trung tâm khác trên Berlin do công ty Arvato/ tập đoàn Bertellsmann quản lý, chuyên về việc xem xét và xử lý các bài vi phạm. Như vậy với tổng số 4500 nhân viên chuyên xử lý của Facebook trên toàn thế giới đã có tới 1150 người ở Đức".

Việc kiểm soát Facebook theo một cơ chế công khai, minh bạch được nhiều quốc gia thực hiện (Nguồn: FB)

Và như vậy, việc kiểm soát việc đăng tải thông tin trên Facebook, Google không phải chỉ có Việt Nam mới thực hiện. Điểm chung trong "Luật Facebook" của Đức với luật An ninh mạng của VN là việc kiểm soát đó được thực hiện dựa trên một cơ chế công khai, minh bạch. Cơ quan đứng ra thực hiện việc kiểm soát không phải thực hiện một mình theo kiểu vừa đá bóng, vừa thổi còi mà nó phải dựa trên cơ chế phối hợp và nội dung thẩm định của các cơ quan chuyên trách liên quan. Phát biểu sau đây của ông Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng cục An ninh mạng, Bộ công an - cơ quan được giao nhiệm vụ soạn thảo dự luật này đã cho thấy rất rõ điều này: 

"Trên thực tế, chúng ta đang thực hiện đúng, bài bản. Nếu thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến vấn đề thông tin truyền thông thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thẩm định, khi liên quan đến văn hóa thì Bộ Văn hóa sẽ là thẩm định. Cơ quan chuyên trách về an ninh mạng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ những thẩm định đó mới đề nghị cung cấp các thông tin khi điều tra hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy cũng có thể khẳng định là không thể lạm quyền. Trong điều cấm cũng nói rất rõ là cơ quan chuyên trách về an ninh mạng lợi dụng nghiệp vụ an ninh mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trật tự an toàn xã hội chắc chắn bị xử lý nghiêm". 

Ví dụ được nêu trên đây càng cho thấy một thực tế đang diễn ra và rất nguy hiểm. Đó là mặc dù sẵn sàng lên tiếng phản đối hết sức gay gắt, quyết liệt, song nhiều người trong đó kỳ thực chưa hiểu nhiều về Bộ Luật mới được thông qua này. Họ mù mờ, ngộ nhận về việc bị kiểm soát trong quá trình sử dụng mạng xã hội và cho rằng nếu được thi hành thì quyền con người (nhân quyền) sẽ bị hạn chế. Họ không thèm đếm xỉa tới việc xử lý như thế nào đối với hành vi vi phạm trên không gian mạng và việc kiểm soát được quy định, thực hiện theo một cơ chế công khai, minh bạch. Do đó, việc cần làm hiện nay là phải chuyển tải một cách đầy đủ các thông tin về dự luật, nhất là các nội dung đang bị lợi dụng, gây ngộ nhận để tạo ra những sự đồng thuận cần thiết, ngăn cản việc làm xuyên tạc, méo mó nội dung của bộ luật.

HOA MỘC MIÊN
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment