GỌI ĐIỆN CHẤT VẤN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI - THỰC HIỆN QUYỀN GIÁM SÁT HAY CHIÊU TRÒ PHÁ HOẠI

Liên quan đến việc Quốc hội đồng ý thông qua Luật An ninh mạng, ngày 15/6 vừa qua, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện đoạn live stream của fanpage “Đồng Tâm TV” (đây là trang fanpage được các đối tượng có quan điểm cực đoan, bất mãn và chống đối chính quyền ở Đồng Tâm, Mỹ Đức lập ra hồi tháng 4/2017) phát trực tiếp việc 02 nhân vật tự nhận là cử tri của thành phố Hà Nội chất vấn các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội của Thành phố qua điện thoại di động.

Theo đó, 02 nhân vật này đã công khai sử dụng điện thoại di động để gọi tới số của 20/30 đại biểu thuộc Đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội của thành phố Hà Nội để chất vấn và yêu cầu các đại biểu trả lời về việc đã biểu quyết (bấm nút) ủng hộ hay không ủng hộ thông qua Luật An ninh mạng tại buổi họp ngày 12/4/2018, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14. Và cái cớ được 02 nhân vật này đưa ra để ngụy biện cho hành động của mình là để “thực hiện giám sát của cử tri đối với đại biểu do mình bầu ra”?!

Trong số các đại biểu được gọi điện chất vấn, ngoài những số điện thoại không liên lạc được hoặc không bắt máy thì số máy được cho là của ông Ngọ Duy Hiểu trả lời là đại biểu không tham dự buổi họp biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng; một số đại biểu đã thẳng thừng từ chối trả lời câu hỏi vì nhiều lý do như đang bận họp, do không thể xác định được người gọi cho mình có đúng là cử tri của Hà Nội hay không, có đại biểu đề nghị “cử tri” trực tiếp đến nơi làm việc của đại biểu để được trả lời. Gay gắt nhất là đại biểu Nguyễn Anh Trí khi ông này phản pháo lại cho rằng việc làm của người tự xưng là “cử tri” gọi điện chất vấn đại biểu là sai nguyên tắc và ông không có trách nhiệm trả lời. Đáng lưu ý, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai đã trả lời rằng đã bấm nút biểu quyết không ủng hộ luật An ninh mạng. Trong khi đó, các đại biểu còn lại chưa gọi được là do “chưa tìm được số điện thoại”.

Sau khi đoạn live stream trên được lan truyền trên các trang mạng xã hội, trong khi một số người thông hiểu tình hình tỏ ra nghi ngại về cái cách mà 02 nhân vật tự nhận là cử tri của thành phố Hà Nội thực hiện “quyền giám sát” với các đại biểu Quốc hội thì đám cơ hội núp danh “dân chủ” lại hả hê, thi nhau đưa ra các luận điệu công kích, xuyên tạc vấn đề.

Trước tiên cần nhìn nhận rằng, cử tri và công dân có quyền giám sát đối với cơ quan Nhà nước và đại biểu do họ bầu ra. Quyền giám sát của công dân và cử tri đối với cơ quan và hoạt động công là quyền Hiến định và được Pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành (Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) thì cử tri và công dân có thể thực hiện quyền giám sát của mình đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân gián tiếp qua cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại địa phương hoặc trực tiếp tại Hội nghị tiếp xúc cử tri. Ngoài 02 hình thức trên, công dân có thể gửi ý kiến của mình bằng văn bản tới Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc văn phòng Hội đồng nhân dân các cấp. Các ý kiến của cử tri và công dân được bộ phận văn phòng tổng hợp và báo cáo Đoàn đại biểu thảo luận, giải quyết trong các buổi làm việc thường kỳ hàng tháng.

Như vậy, việc 02 nhân vật trong đoạn live stream gọi điện thoại chất vấn đại biểu Quốc hội một mặt vừa không đúng nguyên tắc quy định của pháp luật, vừa không đảm bảo tính chính xác, khách quan và kém hiệu quả. Bên cạnh đó, việc này cũng gây nhiều khó khăn, trở ngại cho đời sống cũng như việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn chính của đại biểu.

Mặt khác, việc trao đổi qua điện thoại cũng không đủ cơ sở đại biểu xác định được đối tượng nói với mình là ai, có chính danh hay không và cũng không có đủ điều kiện để trả lời chất vấn một cách chu đáo và chất lượng nhất. Và trong trường hợp này, việc đại biểu từ chối trả lời là điều hoàn toàn chính đáng, nó không chỉ có ý nghĩa đảm bảo cho luật pháp được thực thi một cách nghiêm túc; đảm bảo quyền giám sát của công dân được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác, khách quan và đúng nguyên tắc đồng thời bảo vệ được chính bản thân và vị thế của đại biểu trước sự tấn công có chủ đích của những thành phần cực đoan trong xã hội.

Với những điều đã được chỉ ra sẽ không quá khi nói rằng, cái cách “thực hiện quyền giám đối với đại biểu” của 02 nhân vật trong đoạn live stream cùng đám cơ hội suy cho cùng cũng chỉ là một trò phá rối mà thôi!./.

ĐƯỜNG QUÊ

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment