BẠO LOẠN BÌNH THUẬN -CẦN XEM XÉT, XỬ LÝ VỤ VIỆC THEO ĐÚNG BẢN CHẤT


Chiều 22/6/2018, đại tá Nguyễn Văn Nhiều, Trưởng phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn của Công an tỉnh Bình Thuận, cho biết, cơ quan CSĐT Công an tỉnh, TP.Phan Thiết và H.Tuy Phong đã khởi tố 34 bị can để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản.

Cơ quan CSĐT cũng đã bắt tạm giam 33 bị can (còn 1 bị can ở TT.Phan Rí Cửa, H.Tuy Phong hiện đang bỏ trốn). 

Vụ bạo loạn mà chúng ta đang gọi là vụ gây rối trật tự công cộng, chống lại người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản trong ngày 10 và 11/6/2018 ở TT.Phan Rí Cửa (H.Tuy Phong), Trạm cảnh sát PCCC tỉnh Bình Thuận (đóng tại H.Bắc Bình) và TP.Phan Thiết đã được tách thành 4 vụ án khác nhau. 

Vụ bạo loạn ở Bình Thuận
Vụ Bạo loạn đã làm 60 cán bộ chiến sĩ bị thương trong 2 ngày 10 và 11/6 cũng đã được Cơ quan CSĐT trưng cầu giám định thương tích.

Hiện các vụ án vẫn được công an tiếp tục mở rộng để điều tra, truy bắt những phần tử còn lại.

Dư luận mong mỏi vụ việc tại Bình Thuận phải được xem xét xử lý đúng theo quy định của của pháp luật về tội Bạo loạn chứ không phải gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ hay hủy hoại tài sản. 

Chỉ riêng tình tiết những kẻ bạo loạn dùng gạch đá bao vây, tấn công, dồn ép, bắt giữ các CSCĐ và bắt các cảnh sát này cởi bỏ quân phục, hạ vũ khí đã nói lên rằng, chúng (những kẻ khát máu) không chỉ là chống người thi hành công vụ mà là tấn công, uy hiếp, thậm chí cố tình giết các CSCĐ.
Người viết cho rằng, cần xem xét vụ việc đúng bản chất là bạo loạn, được quy định theo Điều 112 bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

Điều 112. Tội bạo loạn BLHS 2015 (trước khi sửa đổi năm 2017)

Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 112. Tội bạo loạn hiện hành (đã sửa đổi năm 2017- Bổ sung hành vi “cướp phá tài sản” vào cấu thành tội bạo loạn (Điều 112) để xử lý đối với hành vi phạm tội này mà theo BLHS năm 1999 thì đây là hành vi cấu thành tội hoạt động phỉ.)

Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Cấu thành của tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015.

1. Khách thể của tội bạo loạn.

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm. Đối với tội bạo loạn thì xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia được quy định tại Phần thứ hai, Chương XIII của Bộ luật hình sự 2015. Đây là khách thể đặc biệt, liên quan đến lợi ích của một quốc gia mà không phải của một cá nhân hay tổ chức nào.

2. Mặt khách quan của tội bạo loạn.

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan, bằng những hành vi, cử chỉ và lời nói. Đối với tội bạo loạn, người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:

- Hoạt động vũ trang là thực hiện các hoạt động được trang bị vũ khí có tổ chức, công khai chống lại chính quyền, chống lại lực lượng vũ trang nhân dân, phá hoại an ninh chính trị ở địa phương như: cướp phá kho tàng, bắt, giết cán bộ, bộ đội, công an, chiếm trụ sở của Đảng, của cơ quan chính quyền, doanh trại của lực lượng vũ trang, cướp phá vũ khí của dân quân tự vệ.

- Dùng bạo lực có tổ chức là sử dụng sức mạnh của nhiều người (không có vũ trang) làm áp lực chống chính quyền nhân dân như: bao vây, chiếm giữ hoặc đập phá trụ sở chính quyền, lực lượng vũ trang, đốt phá tài sản của Nhà nước, tập thể hoặc của nhân dân.

Để tiến hành bạo loạn chống chính quyền nhân dân, người phạm tội phải tập hợp, lôi kéo nhiều người tham gia. Chúng có thể vũ trang ngay từ đầu hoặc dùng bạo lực có tổ chức, cướp vũ khí của lực lượng vũ trang, tiến hành hoạt động vũ trang công khai chống chính quyền nhân dân.

3. Chủ thể của tội bạo loạn.

Thứ nhất, Chủ thể của tội bạo loạn là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.

Thứ hai, phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được chia như sau: (1) Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ các quy định khác. (2) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304. (Điều 12 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Như vậy, đối với tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015 thì chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

4.Mặt chủ quan của tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015.

Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài. Do đó, các hoạt động vũ trang, là biểu hiện của lỗi cố ý, dù người phạm tội nhận thức được hành vi đó là trái pháp luật nhưng người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. Mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân.

Hình phạt của tội bạo loạn trong bộ luật hình sự 2015: Đối với người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đối với người đồng phạm khác: phạt tù từ 05 năm đến 15 năm. Người chuẩn bị phạm tội: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

ĐÔNG SƠN
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments :

Post a Comment